CÁCH ĐIỀU TRỊ XIẾT ĂN RĂNG Ở TRẺ EM AN TOÀN | NHA KHOA ÂN TÂM

CÁCH ĐIỀU TRỊ XIẾT ĂN RĂNG Ở TRẺ EM AN TOÀN | NHA KHOA ÂN TÂM

CÁCH ĐIỀU TRỊ XIẾT ĂN RĂNG Ở TRẺ EM AN TOÀN | NHA KHOA ÂN TÂM

CÁCH ĐIỀU TRỊ XIẾT ĂN RĂNG Ở TRẺ EM AN TOÀN

Xiết ăn răng là gì?

Xiết ăn răng (hay còn gọi là sún răng, sâu răng tiến triển chậm) là tình trạng vi khuẩn xâm nhập và ăn mòn men răng khiến răng bị tổn thương. Lúc này, phần răng có màu nâu đen, theo thời gian sẽ dần bị ăn mòn và chỉ còn lại mảnh chân răng bám sát nướu gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.

 ♦ Nguyên nhân gât nên xiết ăn răng

Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Do bẩm sinh: đa phần xuất hiện ở trẻ em. Trẻ không đủ lượng men răng tiêu chuẩn, vi khuẩn sẽ tấn công vào khoang miệng một cách dễ dàng va gây ra tình trạng bị xiết.

  • Do vệ sinh răng miệng kém: quá trình vệ sinh răng miệng không đảm bảo khiến các mảng bám và vụn thức ăn thừa còn mắc kẹt tại kẽ răng. Đây chính là môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn gây hại phát triển. Chúng tấn công và ăn mòn men răng dẫn đến xiết răng.

  • Do ăn nhiều các loại đồ ăn, nước uống chứa nhiều đường: những thực phẩm này khi tiếp xúc với môi trường răng miệng sẽ biến thành axit bào mòn men răng. Từ đó xâm nhập vào buồng tủy gây nên tình trạng răng bị xiết ăn.

  • Do thiếu vitamin, khoáng chất, canxi,flour: men răng sẽ trở nên yếu đi khi cơ thể thiếu hụt các vitamin, khoáng chất, đặc biệt là canxi và flour. Lúc này, vi khuẩn gây hại có thể dễ dàng xâm nhập, gây sâu răng tiến triển chậm.

  • Do thói quen ăn nhai không tập trung: chính điều này đã làm cho quá trình phân giải các phân tử Saccarozo và Glucozo diễn ra mạnh mẽ và bám trên thành răng. Dần dần, răng bị chuyển màu và gây ra tình trạng xiết răng nghiêm trọng.

Triệu chứng của bệnh xiết ăn răng

Tuy nhiên, loại bệnh lý này vẫn thường có một số triệu chứng cơ bản nhất trong giai đoạn như sau:

 ♦ Giai đoạn 1: Răng chuyển màu và chưa bị mài mòn

Đây được coi là giai đoạn “tiền đề” là giai đoạn mà những triệu chứng về bệnh còn rất nhỏ, mới chỉ xuất hiện những dấu hiệu bên ngoài và răng còn chưa bị mòn dần đi. Trong giai đoạn này, trẻ nhỏ thường không có cảm giác gì và vẫn ăn uống, sinh hoạt như bình thường. Chính vì vậy sẽ rất khó để các bậc phụ huynh có thể phát hiện ra.

 ♦ Giai đoạn 2: Răng bị mài mòn, thường tới nửa thân răng

Trong giai đoạn này, các triệu chứng sẽ biểu hiện ra ngoài rõ ràng và tiến triển mạnh mẽ hơn. Cụ thể, chân răng có thể đã bị mài mòn tới một nửa. Các bé thường liên tục cảm thấy ê buốt trong quá trình nhai thức ăn, từ đó có thể sẽ dẫn đến tình trạng chán ăn, bỏ bữa, quấy khóc trong suốt bữa ăn.

 ♦ Giai đoạn 3: Răng bị mài mòn toàn bộ, chỉ chừa lại chân răng dính tại nướu

Đây được coi là triệu chứng nặng nhất của tình trạng xiết ăn răng. Biểu hiện đầy tiên và rõ ràng nhất trong giai đoạn này chính là răng đã bị mài mòn toàn bộ, chúng ta chỉ thấy được phần chân răng sát dưới nướu.

Điều trị xiết ăn răng tại nha khoa

Lựa chọn một nha khoa uy tín để đảm bảo việc điều trị xiết ăn răng cho trẻ diễn ra an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.

 ♦ Tái khoáng

Trường hợp chỉ mới có dấu hiệu của xiết ăn răng ở giai đoạn ban đầu thì có thể áp dụng phương pháp tái khoáng răng bằng flouride, canxi,… Nhờ đó có thể ức chế được sự sinh trưởng của các vi khuẩn có hại, dần khôi phục lại độ chắc khỏe cho men răng.

 ♦ Trám răng Composite

Nếu xiết ăn răng đã gây các tổn thương trên bề mặt của răng, sứt mẻ, gãy vỡ một phần men răng. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện trám răng Compostie để khôi phục lại thẩm mỹ và cải thiện hiệu quả vấn đề ăn nhai cho trẻ tốt hơn.

 ♦ Nhổ răng

Khi xiết ăn răng quá nghiêm trọng, mô răng bị hư hỏng lớn chỉ còn lại chân răng, không thể điều trị bảo tồn hiệu quả. Lúc này việc nhổ răng là bắt buộc để ngăn ngừa nguy cơ lây lan viêm nhiễm đến những răng khỏe mạnh xung quanh cũng như các biến chứng khác cho sức khỏe.

Phòng ngừa xiết ăn răng.

Dưới đây là một số cách mà bạn có thể áp dụng:

  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, kết hợp sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để tăng hiệu quả làm sạch.

  • Hạn chế ăn các loại đồ ăn, nước uống có chứa nhiều đường , những thực phẩm này sẽ không tốt cho men răng.

  • Bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, chế phẩm từ sữa để tái tạo men răng.

  • Thăm khám nha khoa 6 tháng/lần để có thể phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề răng miệng.

Mong rằng với thông tin trên của Nha khoa Ân Tâm sẽ mang lại hữu ích cho bạn và giúp bạn đưa ra những quyết định cho mình!

Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ bọc răng sứ mà vẫn chưa biết loại răng sứ phù hợp với mình và chi phí như thế nào thì hãy đến trực tiếp phòng khám của Nha khoa Ân Tâm để được bác sĩ khám và tư vấn miễn phí.

Để biết thêm dịch vụ tại Nha Khoa Ân Tâm, quý khách hàng có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0936.386.052 để được tư vấn miễn phí.