DẤU HIỆU RĂNG BỊ CHẾT TỦY VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ | NHA KHOA ÂN TÂM | NHA KHOA BẢO TỒN

DẤU HIỆU RĂNG BỊ CHẾT TỦY VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ | NHA KHOA ÂN TÂM | NHA KHOA BẢO TỒN

DẤU HIỆU RĂNG BỊ CHẾT TỦY VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ | NHA KHOA ÂN TÂM | NHA KHOA BẢO TỒN

DẤU HIỆU RĂNG BỊ CHẾT TỦY VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

Răng bị chết tủy là gì?

Răng bị chết tủy hay hoại tử tủy, là tình trạng tủy răng bị tổn thương nghiêm trọng và không còn khả năng phục hồi. Nguyên nhân thường gặp bao gồm sâu răng nặng, chấn thương răng, hoặc nhiễm trùng kéo dài.

 

 

Răng chết tủy nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến nhiễm trùng lan rộng và áp xe răng, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Điều trị răng bị chết tủy thường bao gồm lấy tủy răng và trám răng hoặc bọc răng sứ để bảo vệ răng.

Khi tủy răng chết, bạn có thể gặp các triệu chứng như:

  • Đau nhức răng, đặc biệt khi nhai hoặc cắn.

  • Răng đổi màu, thường là màu xám hoặc đen.

  • Sưng nướu xung quanh răng bị ảnh hưởng.

  • Hơi thở có mùi hôi hoặc vị khó chịu trong miệng.

Nguyên nhân khiến răng bị chết tủy

 ♦ Sâu răng khiến răng chết tủy

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến nhiều người gặp phải tình trạng răng chết tủy không thể phục hồi. Sâu răng ban đầu sẽ chỉ diễn ra ở bề mặt men răng, sau khi men răng bị phá hủy, vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công vào ngà răng và tủy răng. Vậy nên, nếu kiểm soát sâu răng ở giai đoạn đầu thì sẽ không gây tổn thương đến tủy răng, tránh được tình trạng răng chết tủy.

 

 

♦ Viêm nướu, viêm nha chu

Bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu không được điều trị sẽ dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng, áp xe răng. Khi đó vi khuẩn quanh nướu sẽ tấn công vào chân răng gây viêm tủy, hoại tử tủy.

 ♦ Răng sứt mẻ, chấn thương

Những trường hợp va đập, chấn thương khiến răng bị sứt mẻ, tủy răng bị tổn thương thì sẽ dần làm tủy răng bị phá hủy. Nếu không được can thiệp kịp thời để bảo tồn tủy răng thì sẽ dẫn đến răng chết tủy.

Cách điều trị răng chết tủy

Răng chết tủy phải làm sao? Phương pháp duy nhất để điều trị răng chết tủy là tiến hành loại bỏ các mô tủy bị hư tổn, sau đó tạo hình và trám bít ống tủy. Quá trình điều trị tủy sẽ diễn ra với 5 bước như sau:

 ♦ Thăm khám và chụp X-quang

Trước tiên, bệnh nhân sẽ được thăm khám và chụp X-quang để bác sĩ nhận biết tình trạng và mức độ viêm tủy răng, xác định chiều dài ống tủy và lên phác đồ điều trị.

 ♦ Vệ sinh khoang miệng và gây tê

Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang miệng cho sạch sẽ, loại bỏ vi khuẩn cũng như các tác nhân có nguy cơ làm nhiễm trùng răng. Sau đó, bệnh nhân sẽ được gây tê để giảm cảm giác đau nhức, khó chịu trong quá trình điều trị.

 ♦ Đặt đế cao su

Bác sĩ sẽ đặt đế cao su vào răng của bệnh nhân để ngăn các hóa chất từ thuốc trong quá trình điều trị rơi vào đường tiêu hóa.

 ♦ Điều trị tủy

Bác sĩ sẽ mở một đường trên bề mặt răng dẫn đến ống tủy và tiến hành hút sạch những mô tủy chết ra ngoài. Sau đó bác sĩ sẽ tạo hình cho ống tủy và lấp kín buồng tủy bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng.

 ♦ Trám bít ống tủy

Tùy vào tình trạng răng miệng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phục hình răng bằng trám răng hay bọc răng sứ thẩm mỹ.

Chăm sóc sau khi điều trị răng chết tủy

Sau khi điều trị răng chết tủy, để sức khỏe răng phục hồi nhanh, cần có chế độ cách chăm sóc đúng cách như sau:

  • Tránh ăn nhai tại vị trí răng vừa điều trị tủy sau vài giờ đầu để chất hàn không bị bong ra.

  • Duy trì thói quen chải răng ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải mềm và kem đánh răng có chứa chất fluoride.

 

 

  • Chải lưỡi, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng hàng ngày để vệ sinh răng, nướu toàn diện.

  • Bổ sung những thực phẩm giàu dưỡng chất, vitamin,… để làm tang hệ miễn dịch cho răng miệng, bảo vệ răng tốt hơn.

  • Nên ăn thức ăn mềm, cắt thành nhiều miếng nhỏ để dễ nhai nuốt, giúp răng phục hồi nhanh chóng

  • Không tự ý dùng thuốc ngoài, uống  thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ

  • Hạn chế ăn những loại thực phẩm có thể gây hại cho men răng như đồ ngọt, đồ chua, nóng, lạnh,..

 

 

  • Tránh tiếp xúc với những hóa chất độc hại như chì, thủy ngân,…

  • Bỏ những thói quen xấu như dùng răng cạy nắp chai, nhai vật cứng, cắn móng tay, cắn bút,..

  • Tái khám nha khoa định kỳ sau 3-6 tháng để được bác sĩ kiểm tra và thăm khám, hạn chế bệnh lý về răng miệng.

Mong rằng với thông tin trên của Nha Khoa Ân Tâm sẽ mang lại hữu ích cho bạn và giúp bạn đưa ra những quyết định cho mình!

Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ bọc răng sứ mà vẫn chưa biết loại răng sứ phù hợp với mình và chi phí như thế nào thì hãy đến trực tiếp phòng khám của Nha khoa Ân Tâm để được bác sĩ khám và tư vấn miễn phí.

Để biết thêm dịch vụ tại Nha Khoa Ân Tâm, quý khách hàng có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0936.386.052 để được tư vấn.