ĐIỀU TRỊ NHA CHU NHƯ THẾ NÀO?| NHA KHOA ÂN TÂM

ĐIỀU TRỊ NHA CHU NHƯ THẾ NÀO?| NHA KHOA ÂN TÂM

ĐIỀU TRỊ NHA CHU NHƯ THẾ NÀO?| NHA KHOA ÂN TÂM

ĐIỀU TRỊ NHA CHU NHƯ THẾ NÀO?

Nha chu là gì?

Nha chu là một tổ chức xung quanh răng, có chức năng chống đỡ răng vững chắc. Nha chu bao gồm: nướu răng, xương ổ răng, dây chằng, lợi và gai lợi (phần nhô ra của nha chu nằm ở phía dưới các răng).

Mỗi bộ phận này có vai trò riêng: nướu răng ôm sát chân răng, bảo vệ mô mềm nhạy cảm phía dưới và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, xương ổ răng, dây chằng nối liền răng với xương giữ cho chân răng vững chắc.

Viêm nha chu gì là?

Nha chu là tình trạng viêm nhiễm của tổ chức quanh răng, ảnh hưởng đến cấu trúc nâng đỡ răng, khiến răng mất liên kết với tổ chức nâng đỡ này. Bệnh nha chu ban đầu chỉ ảnh hưởng đến phần mô mềm – nướu răng – sau có thể phát triển ảnh hưởng đến cả xương ổ răng có vai trò quan trọng trong việc giữ răng.

Bệnh viêm nha chu răng miệng khi bắt đầu trở nên năng hơn sẽ khiến mô mềm và phần xương răng bị tổn thương, lâu dẫn phá hủy. Bệnh có thể khiến răng bị lỏng thậm chí làm mất răng. Hơn nữa, viêm nha chu răng còn gây nên tình trạng hôi miệng khiến nhiều người mất tự tin khi giao tiếp trong công việc và cuộc sống của mình.

Dấu hiệu nhận biết viêm nha chu.

  • Xuất hiện túi nha chu chảy mủ

  • Chân răng suy yếu, răng lung lay

  • Tụt nướu làm chân răng lộ ra nhiều, miệng có mùi hôi nặng

  • Tiêu xương ổ răng là dấu hiệu nghiêm trọng bậc nhất, báo hiệu nguy cơ mất răng rất cao.

Ảnh hưởng của bệnh viêm nha chu.

Viêm nha chu là một trong những bệnh lý răng miệng có ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe răng miệng của bệnh nhân:

  • Hôi miệng, khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp

  • Gây đau nhức, khó chịu, đặc biệt nhạy cảm với các thức ăn nóng/lạnh

  • Gây mất khẩu vị, khó khăn trong ăn uống, ảnh hưởng đến dạ dày.

  • Làm chân răng ung lay, trường hợp viêm nha chu tiến triển nặng, bệnh nhân có thể đối mặt với nguy cơ mất răng.

Quy trình điều trị nha chu tại Nha khoa Ân Tâm.

Khám và chuẩn đoán bệnh nha chu

Sau khi xem xét các triệu chứng bệnh viêm nha chu của bệnh nhân, đội ngũ y bác sĩ sẽ tiến hành khám chuyên sâu và có kế hoạch điều trị chi tiết, phù hợp với tình trạng bệnh. Bệnh nhân sẽ được đo túi mủ ở tất cả các răng để đánh giá tình trạng viêm nha chu. Sau đó, bệnh nhân được chụp phum toàn cảnh để đánh giá chi tiết tình trạng bệnh.

Tiến hành điều trị

Bước 1: Cạo vôi răng.

Bước đầu tiên và quan trọng trong quy trình điều trị nha chu. Với phương pháp cạo vôi bằng máy rung siêu âm sẽ giảm nguy cơ tối đa tổn thương cho nướu và không gây ảnh hưởng lên tủy răng.

Bước 2: Điều trị.

Trường hợp nhẹ: Xử lý và làm sạch gốc răng bị viêm nha chu

Với những trường hợp bệnh diễn biến ở giai đoạn nhẹ, túi nha chu không quá sâu và độ bám dính còn cao thì đây là giải pháp phù hợp. Bạn sẽ không cần phải phẫu thuật và ít tốn chi phí.

Trường hợp nặng: Phẫu thuật nha chu

Với trường hợp bệnh diễn biến nặng thì cần phẫu thuật nướu để loại bỏ các túi nha chu sâu để điều trị dứt điểm. Những túi này lớn hớn 5mm, độ bám dính bị mất nhiều, tiêu xương ổ răng trầm trọng, viêm túi dưới xương hoặc túi trong xương.

Trong những trường hợp bệnh nhân bị nha chu do răng viêm tủy lâu ngày bị biến chứng vẫn cần điều trị tủy. Trường hợp bệnh nhân bị dị ứng thuốc tê hoặc bị các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch,... mới bắt buộc thay thế bằng thuốc diệt tủy.

Bước 3: Tái khám và theo dõi tình trạng bệnh của bệnh nhân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nha khoa Ân Tâm đã cùng bạn tìm hiểu rõ về bệnh viêm nha chu răng cùng với quá trình điều trị bệnh triệt để.

Thói quen giúp phòng ngừa bệnh nha chu

Để duy trì sức khỏe răng miệng cũng như ngăn ngừa bệnh viêm nha chu và các bệnh răng miệng khác, các chuyên gia nha khoa khuyến khích mọi người nên tập một số thói quen tốt như:

  • Khám định kỳ 2 lần/năm để kiểm tra sức khỏe răng miệng, đồng thời vệ sinh răng đúng cách.

  • Sử dụng bàn chải mềm để đánh răng. Đừng quên thay bàn chải sau mỗi 3-4 tháng sử dụng

  • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, có thể nhiều hơn nếu bạn thường xuyên ăn vặt.

  • Sử dụng nước súc miệng kết hợp với đánh răng nhằm loại bỏ hoàn toàn những mảng bám giữa các răng.

  • Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa, hay tăm nước, hạn chế sử dụng tăm xỉa răng.

Có rất nhiều bạn gặp tình trạng về răng miệng làm nụ cười chưa được đẹp, muốn cải thiện nụ cười hãy đến Nha khoa Ân Tâm để thăm khám và tư vấn miễn phí nhé.

Để biết thêm dịch vụ tại Nha khoa Ân Tâm, quý khách có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0936 386 052 để được hỗ trợ.