Gãy răng hàm có sao không?
Là nhóm răng đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai, vì vậy khi răng hàm bị vỡ có thể gây ra nhiều hiệu quả nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng:
♦ Ăn nhai khó khăn, ảnh hưởng đến tiêu hóa
Khi răng hàm bị gãy, cấu trúc răng cũng sẽ phá hủy. Từ đó làm xuất hiện lỗ hổng trên hàm và gây khó khăn cho việc ăn nhai. Thức ăn trước khi đưa vào dạ dày không được nhai nghiền kỹ lưỡng khiến hệ tiêu hóa làm việc nhiều hơn. Về lâu dài, có nguy cơ bị viêm loét dạ dày, suy nhược cơ thể vì không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng.
♦ Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Khi vỡ răng hàm sẽ hình thành thói quen ăn nhai ở một bên hàm ổn định. Theo thời gian, cấu trúc hàm sẽ bị biến đổi lệch về phía gây ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ khuôn mặt, thậm chí là còn gây đau khớp thái dương hàm.
♦ Dễ mắc các bệnh lý răng miệng
Gãy răng khiến bề mặt răng bị phá vỡ và hình thành những hốc nhỏ. Đây là nơi mà thức ăn dễ mắc kẹt khi ăn nhai và thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ.
Nếu sau khi gãy răng, bạn không sớm thực hiện điều trị và không chú ý đến việc giữ gìn vệ sinh răng miệng sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, tấn công vào phần răng còn lại cũng như các răng lân cận. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm chân răng,..
♦ Mất răng vĩnh viễn
Vùng hàm bị gãy nếu không sớm tìm cách phục hình sẽ có nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Vi khuẩn từ hốc răng sẽ tấn công vào phần răng còn sót lại. Trường hợp răng hàm bị vỡ lớn, vi khuẩn có thể tấn công trực tiếp vào tủy răng gây nhiễm, hoại tử. Theo thời gian, phần răng bị gãy sẽ yếu dần đi và dẫn đến mất răng vĩnh viễn.
♦ Ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.
Răng hàm bị gãy gây đau nhức và ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh. Từ đó gây ra những cơn đau đầu, đau thái dương. Điều này sẽ làm tinh thần của bạn bị giảm sút, sức khỏe bị tác động, cơ thể yếu đi, dễ mệt mỏi và cáu gắt hơn.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gãy răng thường gặp
• Nguyên nhân dẫn đến việc gãy răng có thể do: bệnh lý răng miệng, ăn nhai quá mạnh, do tai nạn… Tóm lại, khi răng chịu môt tác động ngoại lực quá lớn sẽ dễ bị gãy vỡ.
• Thói quen ăn uống hàng ngày của bạn là một trong những nguyên nhân gây gây răng. Việc thường xuyên sử dụng răng để cắn đồ cứng như nước đá, các món đông lạnh, khui bia,… làm răng dễ gãy.
• Việc chăm sóc răng miệng không đúng cách, khiến răng giòn, yếu và dễ vỡ. Đặc biệt, khi răng mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm tủy càng dễ gãy khi bị tác động dù là lực nhẹ nhất.
• Trong quá trình lao động, di chuyển,.. bệnh nhân bị tai nạn khiến răng chịu một lực tác động lớn cũng là nguyên nhân khiến răng gãy.
Các phương pháp phục hình răng gãy tốt nhất hiện nay
♦ Bọc răng sứ thẩm mỹ
Nếu bạn chỉ bị gãy một phần thân răng và chân răng vẫn còn chắc chắn thì phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ rất hiệu quả.
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành xử lý bề mặt răng gãy và bọc bên ngoài phần răng sứ. Răng sứ đủ độ cứng để ăn nhai thoải mái và được điều chỉnh màu sắc tự nhiên như răng thật.
♦ Trồng răng Implant
Trong trường hợp răng bị gãy, chân răng cũng đã lung lay, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ chân răng để phục hình Implant.
Răng Implant với cấu trúc 3 phần trụ: trụ Implant, Abutment và mão răng sứ. Trụ Implant được cấy trực tiếp vào xương hàm thay thế cho chân răng, đủ độ vững chắc để nâng đỡ phần răng sứ. Abutment là khớp nối giữa trụ Implant và mão răng sứ. Mão răng sứ thay thế thân răng.
Với răng Implant, bạn vừa có thể ăn nhai thoải mái như răng thật vừa có thể sử dụng đến trọn đời. Đó là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề gãy hàm dưới mọc lại không.
Biện pháp phòng ngừa gãy răng hàm
Chúng ta không thể lường trước được mọi tình huống có thể làm cho răng hàm bị gãy, vỡ, nhưng có thể hạn chế tình trạng này bằng cách:
• Không dùng răng như một công cụ: Một số người có thói quen dùng răng để cắn các vật cứng như nút thắt dây thừng, mở nắp chai, bao bì thực phẩm… Các thói quen này tưởng chừng như vô hại, thế nhưng chúng là một trong những nguyên nhân gây gãy răng phổ biến ở người trưởng thành.
• Hạn chế ăn các loại thực phẩm quá cứng: Việc nhai cắn các thực phẩm cứng như xương, nước đá, mía, kẹo… không chỉ có thể gây gãy răng mà còn có thể làm cho tổn thương các mô mềm xung quanh răng. Do đó, bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm quá cứng.
• Điều trị bệnh lý răng miệng: Khi mắc phải các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm tủy, mòn men… hoặc chấn thương như gãy, vỡ,… bạn không nên trì hoãn, mà hãy đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh để bệnh tiến triển và làm tổn thương cấu trúc răng.
• Đeo dụng cụ bảo hộ răng khi chơi thể thao: Răng cũng rất dễ bị gãy, vỡ nếu gặp phải các va chạm mạnh khi chơi thể thao, té ngã… Do đó, việc đeo các dụng cụ bảo vệ răng khi chơi thể thao là hết sức cần thiết.
Mong rằng với thông tin trên của Nha khoa Ân Tâm sẽ mang lại hữu ích cho bạn và giúp bạn đưa ra những quyết định cho mình!
Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ bọc răng sứ mà vẫn chưa biết loại răng sứ phù hợp với mình và chi phí như thế nào thì hãy đến trực tiếp phòng khám của Nha khoa Ân Tâm để được bác sĩ khám và tư vấn miễn phí.
Để biết thêm dịch vụ tại Nha Khoa Ân Tâm, quý khách hàng có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0936.386.052 để được tư vấn.
- RĂNG SỨ CÓ BỊ MÒN THEO THỜI GIAN KHÔNG? (03.10.2024)
- BỌC RĂNG SỨ CÓ ĐAU KHÔNG? NHỮNG CÁCH GIẢM ĐAU HIỆU QUẢ KHI BỌC SỨ (27.09.2024)
- KHI NÀO CẦN MÀI RĂNG NGẮN LẠI? (24.09.2024)
- DẤU HIỆU RĂNG BỊ CHẾT TỦY VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ (21.09.2024)
- TÁC HẠI CỦA VIỆC TRÁM RĂNG SAI KỸ THUẬT (18.09.2024)
- LÀM RĂNG SỨ CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ? (14.09.2024)
Từ 8:30 tới 18:30
Hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7