Thế nào là hàm duy trì?
Hàm duy trì là khí cụ được sử dụng sau khi hoàn tất chỉnh nha. Tác dụng của hàm duy trì là ổn định tổ chức quanh răng, hạn chế tình trạng xô lệch răng, từ đó đảm bảo kết quả niềng răng mỹ mãn, đạt hiệu quả lâu dài.
Vì sao cần phải đeo hàm duy trì sau niềng răng?
Sau khi kết thúc giai đoạn niềng răng, bác sĩ vẫn yêu cầu cần phải đeo máng duy trì một thời gian nữa bởi vì răng và xương hàm sau khi niềng răng xong, phải trải qua sự tác động rất lớn để điều chỉnh, tổ chức quanh răng chưa ổn định chắc chắn, cố định, chúng rất dễ bị dây chằng có xu hướng lôi kéo về vị trí ban đầu.
Hơn nữa, mô nướu và mô nha chu vẫn cần thêm thời gian để tổ chức lại cấu trúc sau khi niềng răng. Do đó, cần phải dùng 1 khí cụ nhằm giữ nguyên vị trí của răng tại thời điểm tháo mắc cài niềng răng để duy trì kết quả đó.
Hàm duy trì có mấy loại?
Có 2 dạng hàm duy trì phổ biến nhất là duy trì cố định và dạng hàm duy trì tháo lắp.
♦ Hàm duy trì cố định.
Là loại hàm được làm bởi dây thép với nhiều kích cỡ và hình dạng (thẳng,xoắn) được cố định vị trí ở mặt sau của răng trước (răng 1,2,3) bằng composite. Loại hàm cố định này có hiệu quả duy trì cao, nhưng đòi hỏi phải chú ý đến việc chăm sóc răng miệng. Bạn không thể tự ý tháo hàm duy trì mà chỉ có bác sĩ chỉnh nha mới có thể tháo ra được.
Vì được gắn bằng Composite nên đôi khi hàm duy trì cố định cũng bị bung ra và khi đó bạn cần gặp Bác sĩ chỉnh nha sớm nhất để gắn lại.
Với loại hàm duy trì này cố định, bạn cần vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ, đúng cách và nhẹ nhàng.
♦ Hàm duy trì tháo lắp bằng khay nhựa trong suốt.
Trước hết, nha sĩ sẽ lấy mẫu để thiết kế hai hàm đeo duy trì phù hợp với người bệnh. Ưu điểm của loại hàm này là có tính thẩm mỹ cao, khó phát hiện nên bạn có thể tự tin đeo cả ngày, rất phù hợp với những đối tượng đang phải đi học, đi làm. Khi ăn uống, bạn có thể tháo hàm ra nên cũng rất thoải mái. Ngoài ra loại hàm này cũng rất dễ tháo lắp để vệ sinh hàm và vệ sinh răng miệng.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng bạn cũng cần lưu ý cần dùng đều đặn mới đạt hiệu quả tốt nhất. Tránh việc tháo ra và quên không đeo. Hơn nữa, nếu tháo không đúng cách, có thể dẫn đến vỡ hoặc gãy hàm.
♦ Hàm duy trì tháo lắp kim loại.
Khi đeo loại hàm này, có thể lộ dây cung kim loại ra mặt ngoài của răng. Chính vì thế, phương pháp này không đảm bảo về mặt thẩm mỹ. Tuy nhiên, ưu điểm của loại hàm duy trì này có thể tháo lắp và vệ sinh dễ dàng. Bạn cũng cần chú ý sử dụng đều đặn, tránh việc tháo ra và quên không đeo gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Nếu trước khi ăn mà không tháo ra có thể gây gãy và vỡ hàm. Do đó, người bệnh cần hết sức cẩn thận trong quá trình sử dụng.
Cần phải đeo hàm duy trì trong thời gian bao lâu?
Theo khuyến cáo của nha sĩ, thời gian đeo hàm duy trì tối thiểu là 6 tháng, trong thời gian này bạn nên đeo liên tục chỉ tháo ra vào lúc ăn và khi vệ sinh răng miệng. Sau thời gian này, bạn chỉ cần đeo vào ban đêm khi đi ngủ, càng về sau thời gian đeo hàm duy trì sẽ càng giảm dần, chỉ cần cách ngày là được.
Thời gian đeo hàm duy trì nên bằng với thời gian niềng răng để đảm bảo kết quả tốt nhất, khi bác sĩ khám lại răng đã ổn định hoàn toàn sẽ chỉ định kết thúc quá trình đeo hàm duy trì. Tuy nhiên trong thời gian đeo hàm duy trì bạn vẫn cần phải tái khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi kết quả niềng răng và đảm bảo hàm răng của bạn đã hoàn toàn ổn định, không bị tái phát lại nữa.
Những lưu ý khi đeo hàm duy trì sau khi niềng răng.
Để đảm bảo sức khỏe răng miệng suốt thời gian đeo hàm duy trì, bạn cần chú trọng việc chăm sóc răng miệng. Việc này sẽ giúp răng miệng luôn thơm tho và không bị các bệnh lý răng miệng. Cụ thể:
• Vệ sinh hàm duy trì hằng ngày: việc quên vệ sinh hàm duy trì mỗi ngày có thể khiến vi khuẩn sinh sôi làm tổn thương răng miệng.
• Rửa hàm duy trì qua nước lạnh và dùng bàn chải lông mềm cùng kem đánh răng chà sạch.
• Cần tháo hàm duy trì trước khi ăn và hoạt động dưới nước: nên cất hàm duy trì vào hộp bảo quản để tránh rơi vỡ.
• Không vệ sinh hàm duy trì bằng nước nóng: những loại hàm duy trì bằng nhựa trong suốt có nguy cơ bị biến dạng khi vệ sinh bằng nước nóng.
Mong rằng với thông tin trên của Nha khoa Ân Tâm sẽ mang lại hữu ích cho bạn và giúp bạn đưa ra những quyết định cho mình!
Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ bọc răng sứ mà vẫn chưa biết loại răng sứ phù hợp với mình và chi phí như thế nào thì hãy đến trực tiếp phòng khám của Nha khoa Ân Tâm để được bác sĩ khám và tư vấn miễn phí.
Để biết thêm dịch vụ tại Nha Khoa Ân Tâm, quý khách hàng có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0936.386.052 để được tư vấn miễn phí.
- LÀM RĂNG SỨ CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ? (14.09.2024)
- TẠI SAO RĂNG BỊ Ố VÀNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC (07.09.2024)
- PHẢI LÀM GÌ KHI RĂNG SÂU CHẢY MÁU? (04.09.2024)
- NÊN NHỔ RĂNG VÀO LÚC NÀO? (27.08.2024)
- KHỚP CẮN HỞ LÀ GÌ? CÁCH ĐIỀU TRỊ KHỚP CẮN HỞ (22.08.2024)
- TRÁM RĂNG SỨ CÓ ĐƯỢC KHÔNG? (19.08.2024)
Từ 8:30 tới 18:30
Hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7