KHI NÀO CẦN MÀI RĂNG NGẮN LẠI? | NHA KHOA ÂN TÂM | NHA KHOA BẢO TỒN

KHI NÀO CẦN MÀI RĂNG NGẮN LẠI? | NHA KHOA ÂN TÂM | NHA KHOA BẢO TỒN

KHI NÀO CẦN MÀI RĂNG NGẮN LẠI? | NHA KHOA ÂN TÂM | NHA KHOA BẢO TỒN

KHI NÀO CẦN MÀI RĂNG NGẮN LẠI?

Khi nào cần mài răng ngắn lại?

Mài răng ngắn lại là một kỹ thuật sử dụng các loại khí cụ nha khoa để loại bỏ bớt đi một phần men răng bên ngoài. Việc mài ngắn là một hành động xâm lấn và cần được thực hiện bởi các bác sĩ nha khoa chuyên nghiệp, nhằm đảm bảo tỷ lệ mài nhỏ để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng của răng.

 

 

Kỹ thuật mài răng ngắn lại thường được áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Mài ngắn răng để khắc phục khuyết điểm hô, vẩu ở mức nhẹ.

  • Răng to dài quá mức làm mất cân đối cần mài ngắn để đảm bảo tính thẩm mỹ.

  • Mài ngắn răng để phục vụ cho quá trình bọc răng sứ thẩm mỹ.

Đối với việc niềng răng, nếu như hàm răng bị thiếu khoảng (khoảng cách giữa các răng quá sát), không đủ điều kiện để tiến hành niềng, bác sĩ có thể chỉ định cắt kẻ để tạo khoảng. Đây là một thủ thuật nhỏ, mài đi một phần men răng ở hai bên cạnh của răng để tạo khoảng trống giúp các răng dịch chuyển trong quá trình niềng răng.

Quy trình mài ngắn lại

Việc mài răng đòi hỏi kỹ thuật cao và phải tuân thủ quy trình chuẩn để đảm bảo không làm tổn thương đến cấu trúc răng. Dưới đây là các bước cơ bản trong quy trình mài răng ngắn lại:

 ♦ Thăm khám và đánh giá tình trạng răng miệng

Đầu tiên, nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng răng miệng, bao gồm kiểm tra khớp cắn, xem xét hình dáng và cấu trúc của răng. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang để có cái nhìn rõ hơn về chân răng và xương hàm.

 ♦ Lên kế hoạch mài răng chi tiết

Dựa trên kết quả kiểm tra, nha sĩ sẽ lập kế hoạch mài răng cụ thể, xác định những răng cần mài và lượng men răng cần loại bỏ để đạt được kết quả thẩm mỹ và chức năng tốt nhất. Mọi thông tin sẽ được bác sĩ giải thích rõ ràng để bạn hiểu trước khi tiến hành.

 ♦ Gây tê cục bộ

Để đảm bảo bệnh nhân không cảm thấy đau đớn hay khó chịu, nha sĩ sẽ gây tê cục bộ vùng răng cần mài. Quá trình gây tê sẽ giúp bạn hoàn toàn thoải mái trong suốt thời gian thực hiện.

 ♦ Tiến hành mài răng

Bằng cách sử dụng các công cụ chuyên dụng, bác sĩ sẽ tiến hành mài một lượng men răng vừa đủ để đạt được chiều dài mong muốn. Việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận, vì chỉ cần mài quá mức một chút có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng cho men răng.

♦ Kiểm tra và điều chỉnh lần cuối

Sau khi hoàn tất quá trình mài, nha sĩ sẽ kiểm tra lại lần cuối để đảm bảo răng đã được mài đúng như kế hoạch và không gây ảnh hưởng đến khớp cắn hoặc các răng khác. Sau đó, bác sĩ có thể tiến hành làm bóng bề mặt răng để mang lại cảm giác tự nhiên và dễ chịu cho bạn.

Sau khi mài răng nên ăn gì và kiêng gì?

Sau khi mài răng nên ăn gì và kiêng gì để giúp răng khỏe mạnh hơn và không gặp phải tình trạng ê buốt hay đau nhức răng sau mài?

 ♦ Sau khi mài răng nên ăn gì?

Sau khi mài răng bạn nên ăn các thực phẩm mềm, dễ nhai, không quá cứng hoặc dai, tránh dùng lực mạnh để không tác động đến răng. Một số thực phẩm phù hợp sau khi mài răng bao gồm:

  • Súp, cháo, sữa, sinh tố trái cây, kem, phô mai,..

  • Trái cây mềm, dễ nhai như chuối, bơ, dưa hấu,…

  • Các loại rau củ mềm, dễ nhai như khoai lang, bí đỏ, cà rốt,..

  • Thịt, cá, trứng,… được chế biến ở dạng mềm, dễ nhai.

 

 

Bạn cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi và chất dinh dưỡng để giúp răng chắc khỏe hơn, chẳng hạn như:

  • Các loại các có nhiều omega-3 như cá hồi, cá trích,..

  • Sữa, các sản phẩm từ sữa,..

  • Các loại rau xanh, trái cây,…

Sau khi mài răng nên kiêng ăn gì?

Ngay sau khi mài răng, răng trở nên rất nhạy cảm, dễ bị các tác nhân bên ngoài tác động hơn bình thường. Vì vậy, trong thời gian này bạn cần hạn chế tối đa việc dung nạp các tác nhân không tốt cho men răng như màu thực phẩm và đường thực phẩm.

 

 

• Sau mài răng bạn nên hạn chế ăn uống các loại thực phẩm màu quá đậm như cà chua, cà phê,… để tránh men răng bị nhiễm màu làm răng ố vàng, xỉn đục.

  • Hạn chế những món ăn nhiều đường như bánh kẹo, socola,.. vì sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng, đặc biệt là khi men răng còn yếu sau mài.

  • Không nên ăn uống đồ quá nóng hay quá lạnh vì sẽ khiến răng khó chịu, ê buốt nhiều hơn.

  • Tránh các thực phẩm chứa nhiều axit là các loại trái cây chua như cam, chanh,.. để răng nướu không bị kích ứng.

Lưu ý khác về chăm sóc răng sau khi mài

Ngoài việc quan tâm đến việc mài răng nên ăn gì kiêng gì, bạn cũng cần tập trung vào chế độ vệ sinh răng miệng để bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây hại.

 

 

  • Đánh răng đều đặn mỗi ngày 2 lần/ngày. Lưu ý không đánh răng quá mạnh hoặc quá lâu, để tránh tổn thương lớp men răng và làm răng yếu dần.

  • Chờ khoảng 30 phút sau khi ăn trước khi chải răng, để cho men răng ổn định trở lại trước khi thực hiện vệ sinh răng miệng.

  • Sử dụng bàn chải long mềm hoặc máy tăm nước để chải răng, giúp hạn chế tổn thương cho răng sau khi mài.

  • Sử dụng chỉ nha kỹ thuật và nước súc miệng diệt khuẩn để làm sạch hoàn toàn mảng bám thức ăn trên răng.

  • Thăm khám răng định kỳ mỗi 6 tháng để bác sĩ kiểm tra sức khỏe của răng sau khi mài. Ngoài ra, thực hiện vệ sinh răng kỹ lưỡng hơn tại nha khoa bằng cách lấy cao răng và mảng bám bằng thiết bị chuyên dụng.

Mong rằng với thông tin trên của Nha Khoa Ân Tâm sẽ mang lại hữu ích cho bạn và giúp bạn đưa ra những quyết định cho mình!

Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ bọc răng sứ mà vẫn chưa biết loại răng sứ phù hợp với mình và chi phí như thế nào thì hãy đến trực tiếp phòng khám của Nha khoa Ân Tâm để được bác sĩ khám và tư vấn miễn phí.

Để biết thêm dịch vụ tại Nha Khoa Ân Tâm, quý khách hàng có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0936.386.052 để được tư vấn.