Trám răng là gì?
Trám răng hay còn được gọi là hàn răng – một kỹ thuật nha khoa dùng vật liệu nhân tạo để bổ sung vào mô răng bị thiếu. Không chỉ hoàn thiện thẩm mỹ mà phương pháp này còn giúp cho bạn cải thiện chức năng nhai.
Bạn nên trám răng khi gặp các tình trạng sâu, răng cửa và răng thưa. Cùng đọc tiếp để tìm hiểu sâu hơn về trám răng.
Khi nào cần trám răng?
Các trường hợp sau cần thực hiện kỹ thuật trám răng:
♦ Trám răng sâu
Sâu răng là một trong những nguyên do chính cần phải trám răng. Bệnh xảy ra khi vi khuẩn kết hợp với đường và lên men tạo thành axit và tấn công răng, tạo thành các lỗ đen. Nếu răng không được trám kịp thời, sâu răng sẽ ăn sâu vào tủy và chân răng, gây đau răng thậm chí phải nhổ răng.
♦ Trám răng mẻ
Bạn có thể gặp phải những tai nạn khiến răng bị tổn thương như nứt hoặc gãy vỡ. Vì vậy, để tái tạo lại hình dáng ban đầu và tránh làm tình trạng sứt mẻ nặng hơn, bạn nên sử dụng phương pháp trám răng.
♦ Trám răng thưa, hở kẽ nhẹ
Người có răng thưa do kích thước răng không đều nhau, thói quen nhai, cắn không đúng cách… sẽ được các nha sĩ khuyên nên trám răng thẩm mỹ. Trám khe hở giúp điều chỉnh và lấp đầy khoảng trống giữa các răng, giúp răng thẳng hàng, đều đặn hơn.
Phương pháp trám khe hở giữa các răng thường phù hợp khi khe hở giữa các răng chỉ vào khoảng 2 mm. Nếu khoảng trống giữa các răng lớn và việc hàn răng sẽ gây mất cân đối, nha sĩ có thể khuyên bạn nên niềng răng hoặc bọc răng sứ.
♦ Răng bị mòn, khuyết cổ chân răng
Có nhiều nguyên nhân gây mòn răng, trong đó phổ biến nhất là do chăm sóc răng không đúng cách, có kỹ thuật đánh răng sai hoặc đánh răng quá mạnh khiến cổ răng nhanh bị mòn. Bàn chải đánh răng cứng cũng có thể gây ra hiện tượng này, khiến răng trở nên nhạy cảm và dễ bị đau hơn.
♦ Trám răng thay thế chỗ trám cũ
Nếu miếng trám cũ bị hỏng, mòn hoặc không còn bám chặt vào răng, nha sĩ có thể thực hiện lại quy trình trám răng để thay thế miếng trám cũ. Nha sĩ sẽ loại bỏ miếng trám cũ và làm sạch bề mặt răng để trám miếng trám mới.
Trám răng có đau không?
Quá trình trám răng hầu như sẽ không gây ra bất kỳ đau đớn nào hết vì trước khi tiến hành trám nha sĩ sẽ trực tiếp gây tê ở vùng răng cần trám. Vì vậy hầu như người bệnh sẽ không cảm nhận được gì trong suốt quá trình này.
Tuy nhiên, người có cơ địa nhạy cảm hoặc vùng cần trám bị viêm nhiễm nặng thì việc làm sạch vùng răng sâu cần trám sẽ gây ra một ít khó chịu và tê. Tuy nhiên, cảm giác đau này chỉ ở mức nhẹ và trong giới hạn có thể chịu đựng được.
Quy trình trám răng đúng chuẩn
Dưới đây là những bước điều trị của quy trình trám răng tại Nha khoa Ân Tâm như sau:
♦ Bước 1: Thăm khám tổng quát
Nha sĩ tiến hành thăm khám để xác định mức độ tổn thương của răng cần trám. Nếu cần có thể cho chụp phim X-quang để xác định tủy răng có bị tổn thương hay không. Sau đó, nha sĩ sẽ lựa chọn phương pháp và vật liệu trám thích hợp.
♦ Bước 2: Sửa soạn xoang trám
Nha sĩ tiến hành nạo sạch phần mô bị hư hại cũng như mài vát men làm tăng độ lưu giữ của miếng trám. Đây là cũng là một trong những bước quan trọng đối với quy trình cách trám răng, vì nếu không làm sạch được phần răng sâu thì các vi khuẩn sẽ hình thành khiến răng không được trị dứt điểm.
♦ Bước 3: So màu răng
Quy trình hàn răng thẩm mỹ tuyệt đối không thể thiếu bước so màu răng, giúp nha sĩ lựa chọn chính xác màu của vật liệu trám.
♦ Bước 4: Đặt khuôn trám hoặc dùng chỉ co nướu
Sử dụng chỉ co nướu hoặc đặt khuôn trám trong những trường hợp bờ xoang sâu dưới nướu hoặc xoang sâu lớn.
♦ Bước 5: Tiến hành thực hiện trám răng
Thực hiện quy trình hàn răng qua các bước tiêu chuẩn: xói mòn acid (etching), tạo lớp dán (bonding) và trám composite resin quang trùng hợp (light polymerization).
♦ Bước 6: Kiểm tra lại
Sau khi hoàn tất quá trình trám răng ở trên, nha sĩ sẽ kiểm tra lại để chỉnh những điểm vướng, cộm để bệnh nhân ăn nhai dễ dàng và thoải mái hơn.
♦ Bước 7: Hoàn thiện quy trình hàn răng
Đánh bóng miếng trám và cho khách hàng xem miếng trám để đánh giá thẩm mỹ.
Mong rằng với thông tin trên của Nha Khoa Ân Tâm sẽ mang lại hữu ích cho bạn và giúp bạn đưa ra những quyết định cho mình!
Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ bọc răng sứ mà vẫn chưa biết loại răng sứ phù hợp với mình và chi phí như thế nào thì hãy đến trực tiếp phòng khám của Nha khoa Ân Tâm để được bác sĩ khám và tư vấn miễn phí.
Để biết thêm dịch vụ tại Nha Khoa Ân Tâm, quý khách hàng có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0936.386.052 để được tư vấn.
- QUY TRÌNH BỌC RĂNG SỨ (11.08.2020)
- TẠI SAO BỊ ĐAU RĂNG ??? (24.11.2017)
- CHẤT FLORUA CÓ TÁC DỤNG GÌ VỚI RĂNG (24.11.2017)
- CẤU TẠO RĂNG VÀ MÔ QUANH RĂNG (24.11.2017)
- DỤNG CỤ BẢO VỆ HÀM CÓ LỢI ÍCH GÌ CHO RĂNG ? (24.11.2017)
- CHĂM SÓC CĂN BẢN VỀ RĂNG RA SAO ??? (24.11.2017)
Từ 8:30 tới 18:30
Hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7