KHỚP CẮN HỞ LÀ GÌ? CÁCH ĐIỀU TRỊ KHỚP CẮN HỞ

KHỚP CẮN HỞ LÀ GÌ? CÁCH ĐIỀU TRỊ KHỚP CẮN HỞ

KHỚP CẮN HỞ LÀ GÌ? CÁCH ĐIỀU TRỊ KHỚP CẮN HỞ

KHỚP CẮN HỞ LÀ GÌ? CÁCH ĐIỀU TRỊ KHỚP CẮN HỞ

Khớp cắn hở là gì?

Khớp cắn hở là tình trạng nhóm răng cửa của 2 hàm không chạm được vào nhau. Khi đó, phần răng cửa hở sẽ khiến ta nhìn thấy lưỡi ngay khi hàm đã đóng hoàn toàn hoặc ở trạng thái nghỉ.

 

Có 2 loại khớp cắn hở:

  • Cắn hở trước: là tình trạng nhóm răng cửa hàm trên không thể chạm vào nhóm răng cửa hàm dưới.

  • Cắn hở sau: là tình trạng nhóm răng hàm và răng tiền hàm không thể chạm vào nhau khi khép miệng.

Nguyên nhân nào dẫn đến khớp cắn hở?

Khớp cắn hở có thể là kết quả của những thói quen xấu như mút tay, đẩy lưỡi ở trẻ em hoặc do di truyền từ bố mẹ từ khi còn nhỏ.

Những thói quen, yếu tố di truyền kể trên tác động đến xương, răng hoặc cả xương và răng rồi dẫn đến khớp cắn ngược:

  • Khớp cắn ngược do răng: Thường do thói quen mút tay, đẩy lưỡi khi còn nhỏ, lâu dần do tác động của lưỡi làm răng bị mọc sai hướng và đưa ra phía trước nhiều.

  • Khớp cắn ngược do xương: xương có xu hướng chúc xuống một cách bất thường, xương hàm trên hẹp và lõm, khiến hai hàm không còn khớp với nhau như trạng thái bình thường.

  • Khớp cắn ngược do răng và xương: do cả hai nguyên nhân trên.

Dấu hiệu đặc trưng của khớp cắn hở

Dấu hiệu đáng chú ý nhất của khớp cắn hở là răng hàm trên và hàm dưới không thể chạm vào nhau. Ngoài ra, các dấu hiệu khác của khớp cắn hở bao gồm:

  • Khó khăn trong việc ăn nhai, thấy đau khi ăn uống.

  • Cung răng cửa của hàm trên hình chữ V.

  • Gặp trở ngại trong phát âm, thường bị nói ngọng, không rõ chữ.

  • Hàm răng lộn xộn.

  • Người bị khớp cắn hở có đường trán-mũi-cằm bị gấp khúc dẫn đến bị vẩu.

Khớp cắn hở ảnh hưởng xấu như thế nào?

Cắn hở có thể gây ra các biến chứng cho răng, miệng và sức khỏe tổng thể của cơ thể như:

  • Hở khớp cắn khiến lưỡi và môi không thể hoạt động nhịp nhàng, dẫn đến phát âm không chuẩn, nói ngọng.

  • Hoạt động ăn nhai bị suy giảm, lực nhai không thể phân tán đều và mạnh như rnawg hàm bình thường nên dễ gây vấn đề tiêu hóa.

  • Việc sử dụng hàm với lực mạnh quá mức để cắn, nhai thức ăn trong thời gian dài rất dễ làm rối loạn chức năng khớp thái dương hàm.

  • Những người mắc tình trạng răng khớp cắn hở thường có gương mặt mất cân đối, đường nét không hài hoà, khuyết điểm răng sẽ lộ rõ khiến người mắc rất dễ tự ti, e ngại khi nói, cười.

  • Răng cắn hở khiến quá trình vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn, vi khuẩn dễ sinh sôi và gây nên các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu,…

Phương pháp điều trị khớp cắn hở.

Các phương pháp điều trị có thể được phân loại thành 3 nhóm chính:

 ♦ Điều trị dự phòng

Phương pháp này áp dụng cho những trẻ có thói quen xấu ở miệng tuy nhiên chưa gây ra những sai lệch trên khớp cắn. Mục đích kiểm soát thói quen xấu của trẻ đẻ giúp răng mọc ở vị trí bình thường.

 ♦ Niềng răng

Phương pháp niềng răng mắc cài bằng kim loại tập trung vào 3 mục tiêu cơ bản là:

 

  • Làm lún răng cối

  • Làm trồi phần răng cửa của hai hàm

  • Nới rộng cung răng cửa hàm trên.

Trong quá trình chỉnh nha, bác sĩ có thể áp dụng các kỹ thuật chuyên sâu, điển hình là: cung môi, dây thun, nẹp vít, minivis niềng răng, mắc cài,… Việc sử dụng những mắc cài kim loại cùng với dây cung có lực siết siêu chặt có khả năng căn chỉnh các răng cắn hở một cách chính xác. Nó sẽ từ từ dịch chuyển răng về các vị trí mong muốn, mà không gây tác động xấu đến cấu trúc của răng thật.

 ♦ Phương pháp phẫu thuật

Áp dụng cho trường hợp bệnh nhân đã ngừng tăng trưởng xương, có những sai lệch về xương quá nặng nề gây biến dạng khung xương mặt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, chức năng ăn nhai mà phương pháp chỉnh nha không thể giải quyết được.

Khi điều trị bằng phương pháp này, bệnh nhân vẫn được chỉ định kết hợp với điều trị chỉnh nha nhằm đạt kết quả tối ưu nhất.

Khớp cắn hở ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ăn nhai và giao tiếp của người bệnh. Vì vậy, nếu có các dấu hiệu của tình trạng này, bạn đừng ngần ngại liên hệ ngay với Nha khoa Ân Tâm để điều trị sớm và đạt được hiệu quả tối đa nhé!

Mong rằng với thông tin trên của Nha Khoa Ân Tâm sẽ mang lại hữu ích cho bạn và giúp bạn đưa ra những quyết định cho mình!

Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ bọc răng sứ mà vẫn chưa biết loại răng sứ phù hợp với mình và chi phí như thế nào thì hãy đến trực tiếp phòng khám của Nha khoa Ân Tâm để được bác sĩ khám và tư vấn miễn phí.

Để biết thêm dịch vụ tại Nha Khoa Ân Tâm, quý khách hàng có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0936.386.052 để được tư vấn.