TỤT LỢI LÀ GÌ? | NHA KHOA ÂN TÂM | THẾ GIỚI RĂNG SỨ | NHA KHOA UY TÍN

TỤT LỢI LÀ GÌ? | NHA KHOA ÂN TÂM | THẾ GIỚI RĂNG SỨ | NHA KHOA UY TÍN

TỤT LỢI LÀ GÌ? | NHA KHOA ÂN TÂM | THẾ GIỚI RĂNG SỨ | NHA KHOA UY TÍN

NGUYÊN NHÂN GÂY TỤT LỢI VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

Tụt lợi là bệnh lý răng miệng thường gặp ở nhiều độ tuổi. Vậy nguyên nhân gây tụt lợi là gì? Cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Tụt lợi là gì?

Tụt lợi là hiện tượng phần lợi bảo vệ chân răng di chuyển xuống cuống răng sâu phía dưới, khiến cho phần thân răng tại đây hở ra ngoài. Tụt lợi có thể xảy ra ở một vài răng, một hàm hoặc cả hàm trên.

Dấu hiệu tụt lợi.

Tụt lợi thường không có những biểu hiện rõ ràng làm người ra lầm tưởng mình đang bị vấn đề răng miệng khác. Tuy nhiên, bạn có thể căn cứ vào những dấu hiệu dưới đây:

  • Chảy máu khi đánh răng hoặc khi dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng.

  • Nướu hay lợi bị sưng, đỏ tấy.

  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu.

  • Đau ở lợi.

  • Quan sát lợi bị thu hẹp diện tích lại rõ rệt.

  • Lộ chân răng, cuống răng.

  • Răng bị lung lay, không chắc chắn.

Nguyên nhân gây tụt lợi.

Có một số nguyên nhân sau có thể gây ra tình trạng tụt lợi:

  • Tụt lợi do bệnh nha chu: các vi khuẩn gây viêm lợi đồng thời phá hủy các mô lợi dẫn tới trình trạng lợi bị co rút.

  • Teo rút lợi do gen: theo nghiên cứu có tới 30% dân số có cơ địa nhạy cảm hơn, dễ mắc các bệnh về lợi. Vì vậy, khả năng cao họ sẽ dễ bị tụt lợi.

  • Do đánh răng không đúng cách và bàn chải cứng: đa số gặp ở người lớn tuổi sử dụng bàn chải đánh răng quá cứng và không đúng cách sẽ gây hại cho men răng, nhanh mòn và lợi sẽ bị tụt xuống.

  • Chăm sóc răng miệng chưa đúng: vệ sinh răng miệng hàng ngày thiếu cẩn thận sẽ khiến bạn phải đối diện với vôi răng. Vôi răng cũng là một trong những nguyên nhân chính gây viêm nha chu và gây tụt lợi.

  • Ngoài ra còn một số nguyên nhân gây tụt lợi không do quá trình viêm sưng như: khớp cắn bị sang chấn, răng bị mọc lệch khỏi cung hàm. Đây cũng là những nguyên nhân khiến lợi bị co kéo dẫn đến tụt lợi.

Hậu quả của tụt lợi.

Khi bị tụt lợi, các răng sẽ bị dài ra hơn, lúc này các kẽ răng xuất hiện gây mất thẩm mỹ và sự cân đối cho cả hàm răng. Lợi tụt làm hở chân răng, đối với các răng cửa và răng nanh sẽ giảm thẩm mỹ.

Tình trạng mất xi-măng chân răng và lộ ngà răng có thể xảy ra đột ngột ngay sau khi tụt lợi gây ê buốt răng khi chải răng, khi ăn nóng, lạnh những cũng có thể xảy ra từ từ và người bệnh thường không bị ê buốt do phản ứng làm dày lớp ngà sát tủy răng của cơ thể.

Đặc biệt ở những răng có phầm lợi bám dính ít và mỏng, nếu kèm theo tụt lợi sẽ không còn lợi che phủ cổ răng và chân răng. Những vùng này sẽ dễ bị mòn do cọ sát từ thức ăn hoặc bàn chải khi chải răng.

Nếu như răng của bạn bị tụt lợi còn đi kèm với viêm nha chu thì tình trạng răng bị lung lay dẫn đến mất răng hoàn toàn có thể xảy ra.

Điều trị tụt lợi hiệu quả.

Tùy theo tình trạng và mức độ tụt lợi của mỗi người ra sao mà bác sĩ sẽ chỉ định cho một phương pháp điều trị phù hợp. Tại Nha khoa Ân Tâm, hiện đang áp dụng 2 phương pháp điều trị tụt lợi sau đây:

♦ Tụt lợi ở mức độ nhẹ.

  • Ở tình trạng này, bạn chỉ cần chú ý chăm sóc răng miệng hợp lý và đúng cách. Bằng cách sử dụng bàn chải lông mềm để tránh làm tổn thương đến răng. Đồng thời lựa chọn nước súc miệng có chứa thành phần giảm ê buốt và ăn mòn chân răng như Chlorhexidine, sodium flouride, potassium nitrate. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng miệng một cách trọn vẹn nhất, loại bỏ vi khuẩn ẩn sâu bên trong các kẽ răng.

  • Khi gặp trường hợp phần cổ răng bị mòn vẹt và chân răng lộ ra ngoài, hãy nhanh chóng đến nha khoa để trám răng thẩm mỹ. Các vật liệu trám răng nha khoa sẽ giúp phần cổ răng bị lộ ra ngoài được che phủ. Nhờ đó mà tình trạng tụt lợi giảm đi.

♦ Tụt lợi ở mức độ nặng.

  • Trong trường hợp này có cảm giác ê buốt trở nên nặng hơn và hiện tượng chân răng bị dài ra dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Bác sĩ sẽ thực hiện ghép vạt viêm mạc ở vùng răng kế cận, nhằm bù lại phần lợi bị tụt để che phủ chân răng và cổ răng, tránh mòn tổ chức cứng của răng.

  • Nguyên tắc của ca phẫu thuật này là sử dụng các vạt niêm mạc ở vùng răng kế cận, có hoặc không kèm theo vật liệu ghép, để che phủ vùng chân răng bị tụt lợi.

  • Hiện tại có 3 cách che phủ chân răng được sử dụng nhiều nhất: ghép vạt có chân nuôi, ghép lợi tự do tự thân và tổ chức liên kết dưới biểu mô.

Khi có các dấu hiệu của tụt lợi hay bất kỳ bệnh lý, dấu hiệu bất thường nào liên quan đến răng miệng. Bạn nên đến các phòng khám nha khoa uy tín để bác sĩ khám, xác định rõ nguyên nhân và tìm hướng điều trị hiệu quả nhất.

Như vậy trong bài viết trên chúng tôi đã gửi đến bạn những thông tin vô cùng bổ ích liên quan đến vấn đề răng bị tụt lợi. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm hiểu biết và kiến thức để chăm sóc răng miệng tốt hơn.

Nha khoa Ân Tâm là trung tâm nha khoa uy tín, được đông đảo khách hàng trong và ngoài nước lựa chọn là địa điểm khắc phục những khuyết điểm về răng của mình.

Để biết thêm dịch vụ tại Nha khoa Ân Tâm, quý khách hàng có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0936 386 052 để được tư vấn miễn phí.