Răng sâu chảy máu có sao không?
Sâu răng là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, nguyên nhân chủ yếu là do mảng bám, vụn thức ăn thừa kết hợp với vi khuẩn khoang miệng gây nên. Bệnh lý này không chỉ gây đau nhức khó chịu, ăn mòn men răng, hình thành lỗ sâu trên bề mặt mà còn sâu vào tủy, gây hiện tượng răng sâu chảy máu. Hơn nữa, nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, rất dễ bị hoại tử tủy, thậm chí là mất răng.
Vì sao răng sâu chảy máu liên tục?
Chảy máu chân răng sâu do một trong các nguyên nhân sau đây:
• Nướu răng bị ảnh hưởng khi các vết sâu răng lây lan sang những vùng lân cận, làm giảm sự liên kết giữa thân răng, chân răng và nướu răng. Răng lung lay nhanh chóng, tổn thương nướu răng, kể cả chảy máu từ những tác động nhỏ nhất như súc miệng, chải răng, ăn uống,..
• Vi khuẩn ăn sâu vào trong tủy làm chết tủy, hỏng tủy. Tủy chết có khả năng lây lan làm hoại tử ở nướu răng, khiến cho răng của bệnh nhân bị chảy máu, viêm nhiễm. Nhiều lúc nướu nhạy cảm sẽ bị chảy mủ rồi sưng khi chạm nhẹ.
• Vi khuẩn sâu răng ăn xuống tận vùng hàm tạo ra những ổ áp xe. Sau một thời gian, những ổ này sẽ bị bung ra rồi chảy máu.
Phải làm gì khi bị chảy máu ở răng sâu?
Khi bị chảy máu ở răng sâu nghĩa là tình trạng viêm nhiễm tủy đã xảy ra, nguy cơ mất răng cực cao. Lúc này các phương án điều trị nhà vừa không có hiệu quả ngăn chặn chảy máu vừa có thể khiến cho tình trạng diễn biến nặng hơn.
Các bạn cần đến ngay nha khoa để nha sĩ tiến hành khám, kiểm tra chụp film X-quang xem xét mức độ viêm nhiễm tủy răng từ đó đưa ra phương án điều trị tối ưu nhất trong từng trường hợp.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ vệ sinh và làm sạch vùng chảy máu ở răng sâu, loại bỏ mảng bám vôi răng ngăn không cho chúng phát triển thêm hay ảnh hưởng đến kết quả sau điều trị.
Căn cứ vào mức độ tổn thương, có thể bảo tồn hoặc không bảo tồn được chiếc răng sâu bị chảy máu này:
♦ Viêm tủy còn có thể điều trị
Bác sĩ sẽ chữa viêm tủy sau đó trám bít ống tủy ngăn không cho vi khuẩn lây lan và hình thành áp-xe. Phục hình bảo tồn răng bằng bọc sứ là chỉ định cần thiết giúp răng chắc khỏe, bảo vệ răng đã lấy tủy bên trong.
♦ Viêm tủy không thể điều trị, không thể bảo tồn được răng
Bác sĩ thực hiện nhổ chiếc răng sâu này, vệ sinh vùng nướu răng chảy máu viêm nhiễm. Phục hình răng mới bằng phương pháp cấy ghép răng Implant khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ là điều cần thiết nhất hiện tại.
Trong trường hợp bị chảy máu ở răng sâu, trước khi đến nha khoa xử lý bạn có thể hạn chế được tình trạng chảy máu bằng cách thực hiện các biện pháp sau:
• Dùng nước muối sinh lý súc miệng nhằm sát khuẩn, ngăn chặn chảy máu và nhiễm trùng nướu răng lây sang các khu vực răng khỏe mạnh khác. Nên ngậm nước muối và đảo đều để dung dịch thấm vào nướu và răng, có thể các bạn cảm thấy hơi bị rát nhưng cố chịu đựng nhé! Cũng có thể tự pha nước muối ấm tại nhà, không được pha quá mặn hoặc quá loãng.
• Nên sử dụng các loại thức ăn mềm, tăng cường các loại rau xanh trái cây giàu vitamin C để làm dịu cơn đau ở nướu.
• Tránh ăn nhai các loại thức ăn cứng, không nên uống cà phê, bia rượu, các thức ăn quá nóng hay đồ uống quá lạnh.
• Khi ăn tránh nhai ở vùng răng đang bị đau.
• Sử dụng một số giải pháp giảm đau như: ngậm nước lá bàng non, lá ổi, dầu đinh hương, giấm táo,..
Đừng quên kiểm tra răng miệng định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để sớm phát hiện ra những chiếc răng sâu và có biện pháp điều trị kịp thời.
Mong rằng với thông tin trên của Nha Khoa Ân Tâm sẽ mang lại hữu ích cho bạn và giúp bạn đưa ra những quyết định cho mình!
Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ bọc răng sứ mà vẫn chưa biết loại răng sứ phù hợp với mình và chi phí như thế nào thì hãy đến trực tiếp phòng khám của Nha khoa Ân Tâm để được bác sĩ khám và tư vấn miễn phí.
Để biết thêm dịch vụ tại Nha Khoa Ân Tâm, quý khách hàng có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0936.386.052 để được tư vấn.
- LÀM RĂNG SỨ CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ? (14.09.2024)
- TẠI SAO RĂNG BỊ Ố VÀNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC (07.09.2024)
- NÊN NHỔ RĂNG VÀO LÚC NÀO? (27.08.2024)
- KHỚP CẮN HỞ LÀ GÌ? CÁCH ĐIỀU TRỊ KHỚP CẮN HỞ (22.08.2024)
- TRÁM RĂNG SỨ CÓ ĐƯỢC KHÔNG? (19.08.2024)
- CÙI RĂNG LÀ GÌ? LỢI ÍCH KHI MÀI RĂNG BỌC SỨ (14.08.2024)
Từ 8:30 tới 18:30
Hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7