Răng nanh là gì?
Răng nanh là chiếc răng mọc ở vị trí số 3 trên cung hàm, tính từ răng cửa vào. Dấu hiệu nhận biết răng nanh là phần thân dài và dày, mặt nhai sắc và nhọn hơn so với những chiếc răng khác. Thông thường, mỗi người có tổng cộng 4 răng nanh, bao gồm 2 răng nanh hàm trên và 2 răng hàm dưới.
Đây được coi là chiếc răng ổn định nhất trên cung hàm, có phần chân răng dài và khỏe, được cố định chắc trong xương ổ răng. Răng có độ nhô theo chiều từ ngoài vào trong nên có thể được bảo vệ tốt thông qua cơ chế tự làm sạch.
♦ Cấu tạo của răng nanh.
• Men răng: là toàn bộ phần bao bọc răng, chúng được tạo thành từ 96,0% chất vô cơ, 3,0% nước và chỉ 1% chất hữu cơ. Men răng được coi là một trong những bộ phận cứng nhất và bảo vệ các thành phần khác bên trong.
• Ngà răng: đây là thành phần có vị trí tiếp giáp trong men răng gồm 77,0% chất vô cơ, 20% chất hữu cơ và phần còn lại là nước. Ngà có cấu tạo xốp, màu hơi ngả vàng nhưng chiếm đa số, thể tích răng. Ngà răng chứa buồng tủy và ống tủy bên trong.
• Tủy răng: tủy răng chứa hệ thống các sợi thần kinh, mạch máu và mô liên kết của răng và nướu. Tất cả các chất dinh dưỡng được cung cấp bởi nướu răng. Thông thường một chiếc răng nanh có 1 chân răng và 1 ống tủy.
Chức năng của răng nanh
Răng nanh người đảm nhận nhiều chức năng khác nhau:
• Thẩm mỹ: vì nằm ở 4 góc ở 4 vùng răng nên khi cười nói răng nanh thường lộ ra bên ngoài. Chưa kể chiếc răng này còn quyết định đến các đường nét trên khuôn mặt bởi nó được coi là chân trụ của cung răng giúp nâng đỡ và định hình cơ mặt.
• Nhai, xé thức ăn: bề mặt răng nhọn, sắc cùng khả năng chịu lực tốt nên nó giúp chúng ta nhai và xé thức ăn một cách dễ dàng.
• Cân đối cung răng: với vị trí mọc đặc thù, nằm giữa ¼ cung hàm nên răng số 3 được xem là nền tảng của cung răng, giúp cân đối cung răng, nâng đỡ cơ mặt.
• Giảm tác động của lực nguy hại quá mức: nhờ sở hữu độ dài lý tưởng cùng khả năng hoạt động giống như bộ giảm chấn động mạnh nên chiếc răng này góp phần giảm bớt những tác động của lực nguy hại quá mức đối với cơ thể.
Răng nanh có thay không?
Răng nanh sữa sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Thông thường, quá trình thay răng nanh diễn ra trong giai đoạn từ 10-12 tuổi.
Khi đến tuổi thay răng, răng nanh sữa bắt đầu lung lay và rụng. Sau một khoảng thời gian, răng nanh vĩnh viễn sẽ mọc lên để thay thế chúng. Nếu răng vĩnh viễn bị rụng mất do tai nạn, sâu răng hay bất kỳ nguyên nhân nào khác thì chúng cũng không thể tự mọc lại như lúc ban đầu.
Có nên nhổ răng nanh không?
Bạn không nên nhổ răng nanh bởi đây là nhóm răng giữ vai trò cực kỳ quan trọng trên cung hàm. Tuy nhiên, các nha sĩ vẫn chỏ định nhổ bỏ răng nanh trong trường hợp sau để tránh làm tổn hại tới sức khỏe răng miệng:
• Răng nanh mọc ngầm và có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như: đau nhức dai dẳng, giảm thể tích xương hàm, ảnh hưởng xấu tới răng ở vị trí liền kề…
• Răng nanh gặp phải bệnh lý sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu hay viêm tủy răng ở mức độ nghiêm trọng và không thể điều trị triệt để bằng các phương pháp nha khoa thông thường.
• Răng bị gãy, vỡ nặng, chỉ còn lại rất ít thân răng và không thể khắc phục bằng phương pháp hàn trám hay bọc răng sứ thẩm mỹ.
• Để biết chính xác có nên tiến hành nhổ bỏ răng nanh hay không, bạn hãy tới trực tiếp cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám. Các nha sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng và tư vấn cho bạn phương án xử lý tối ưu.
Làm gì để răng nanh luôn chắc khỏe?
Việc chăm sóc răng nanh gần như không có sự khác biệt với các răng khác trong cung hàm. Điều này bao gồm việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách, xây dựng chế độ ăn uống khoa học và khám răng định kỳ tại nha khoa.
Dưới đây là một số chỉ dẫn cơ bản:
• Không dùng răng cắn các vật cứng, mở bao bì thực phẩm, nắp chai…
• Hạn chế ăn thực phẩm dai cứng.
• Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày.
• Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám trên bề mặt răng.
• Hạn chế sử dụng thực phẩm có hàm lượng đường cao để giảm thiểu sự tích tụ mảng bám.
• Hạn chế sử dụng thực phẩm có hàm lượng acid cao để tránh làm tổn thương men răng.
• Khám răng định kỳ tại nha khoa, khoảng 6 tháng/ lần hoặc khi răng miệng có dấu hiệu bất thường.
Mong rằng với thông tin trên của Nha khoa Ân Tâm sẽ mang lại hữu ích cho bạn và giúp bạn đưa ra những quyết định cho mình!
Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ bọc răng sứ mà vẫn chưa biết loại răng sứ phù hợp với mình và chi phí như thế nào thì hãy đến trực tiếp phòng khám của Nha khoa Ân Tâm để được bác sĩ khám và tư vấn miễn phí.
Để biết thêm dịch vụ tại Nha Khoa Ân Tâm, quý khách hàng có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0936.386.052 để được tư vấn miễn phí.
- RĂNG SỨ CÓ BỊ MÒN THEO THỜI GIAN KHÔNG? (03.10.2024)
- BỌC RĂNG SỨ CÓ ĐAU KHÔNG? NHỮNG CÁCH GIẢM ĐAU HIỆU QUẢ KHI BỌC SỨ (27.09.2024)
- KHI NÀO CẦN MÀI RĂNG NGẮN LẠI? (24.09.2024)
- DẤU HIỆU RĂNG BỊ CHẾT TỦY VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ (21.09.2024)
- TÁC HẠI CỦA VIỆC TRÁM RĂNG SAI KỸ THUẬT (18.09.2024)
- LÀM RĂNG SỨ CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ? (14.09.2024)
Từ 8:30 tới 18:30
Hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7