Phương pháp trám răng là gì?
Trám răng là kỹ thuật nha khoa sử dụng vật liệu nhân tạo để lấp đầy phần mô răng bị thiếu hụt do sâu răng, mẻ răng, sứt mẻ hoặc nứt vỡ. Việc trám răng giúp bảo vệ răng khỏi vi khuẩn xâm nhập, ngăn ngừa sâu răng lan rộng và phục hồi chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ cho nụ cười.
Trám răng là phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn cho các vấn đề về răng miệng như sâu răng, sứt mẻ, nứt vỡ hoặc mòn men răng. Phương pháp này giúp bảo vệ răng, cải thiện chức năng ăn nhai và mang lại nụ cười thẩm mỹ cho bạn.
Tác hại của việc trám răng sai kỹ thuật
Sau đây là những tác hại của việc trám răng sai kỹ thuật:
♦ Đau răng và nhạy cảm
Một trong những hậu quả phổ biến nhất của việc trám răng sai kỹ thuật là cảm giác đau và nhạy cảm răng. Khi vật liệu trám không được đặt chính xác hoặc không tương thích với cấu trúc răng, nó có thể tạo ra áp lực không đều, gây ra đau nhức khi ăn uống hoặc tiếp xúc với nhiệt độ thay đổi.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện trám răng, nếu răng không được làm sạch trước khi thực hiện, vi khuẩn tiếp tục xâm nhập vào lỗ sâu răng. Sau đó, dù răng đã được trám nhưng vi khuẩn vẫn sinh sôi nảy nở, gây nhiễm trùng răng từ bên trong hoặc sâu răng tái phát gây đau nhức.
♦ Vết trám bị bong tróc, hở
Việc trám răng sai kỹ thuật có thể tạo ra các khe hở, vật liệu trám dễ vỡ hoặc dễ bong tróc. Điều này có thể xảy ra nếu vật liệu trám không được đặt đúng cách hoặc không được xử lý cẩn thận trong quá trình làm. Điều này sẽ khiến thức ăn dễ bị mắc vào những kẽ hở, mảng bám tích tụ và tang nguy cơ sâu răng, gây viêm và nhiễm trùng. Điều này không chỉ gây đau đớn mà còn có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như áp xe răng.
♦ Làm hỏng men răng
Trám răng sai kỹ thuật, nếu vật liệu trám răng đặt không chính xác, nó có thể làm hỏng lớp men răng bên ngoài.
♦ Xuất hiện các vết đen ở răng và nướu
Trong một vài trường hợp, sau khi trám răng một thời gian sẽ xuất hiện các vết đen trên răng và xung quanh vùng răng đó gây mất thẩm mỹ cho răng.
♦ Ảnh hưởng chức năng ăn nhai
Khi thực hiện trám răng sai kỹ thuật, có thể ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Vật liệu trám quá cao hoặc quá thấp so với mặt nhai tự nhiên của răng có thể gây ra mất cân bằng khi nhai, dẫn đến đau hàm và các vấn đề về khớp cắn.
Làm thế nào để tránh các tác hại khi trám răng?
Để tránh các tác hại của việc trám răng, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
♦ Chỉ trám răng ở các nha khoa uy tín
Như đã nói, bạn chỉ gặp phải các vấn đề sau khi trám răng nếu bạn thực hiện ở các cơ sở Nha khoa kém chất lượng. Vì vậy, điều quan trọng nhất trước khi trám là bạn phải lựa chọn Nha khoa uy tín, đảm bảo.
♦ Lựa chọn vật liệu trám răng phù hợp
Hiện nay có rất nhiều vật liệu trám răng để bạn lựa chọn như: Composite, Amalgam, sứ, vàng,.. Mỗi loại sẽ có ưu điểm, hạn chế cũng như các lưu ý riêng khi dùng. Do đó để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, bạn cần cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn.
Đặc biệt nếu bạn có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng thì việc chọn vật liệu cần ưu tiên hàng đầu. Tốt nhất là hãy tham khảo ý kiến của người có chuyên môn để biết vật liệu nào là phù hợp nhất.
♦ Chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách
Chế độ vệ sinh, chăm sóc răng miệng sau khi trám răng là cực kỳ quan trọng. Điều này đảm bảo miếng trám chặt và ổn định hơn. Ngoài ra, điều này cũng giúp phòng tránh các tác hại của việc trám răng.
♦ Thường xuyên tái khám định kỳ
Nên đi khám răng theo định kỳ 6 tháng/lần. Đặc biệt sau khi trám răng, việc tái khám là cần thiết để kiểm tra miếng trám, phát hiện sớm các vấn đề để xử lý kịp thời.
Mong rằng với thông tin trên của Nha Khoa Ân Tâm sẽ mang lại hữu ích cho bạn và giúp bạn đưa ra những quyết định cho mình!
Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ bọc răng sứ mà vẫn chưa biết loại răng sứ phù hợp với mình và chi phí như thế nào thì hãy đến trực tiếp phòng khám của Nha khoa Ân Tâm để được bác sĩ khám và tư vấn miễn phí.
Để biết thêm dịch vụ tại Nha Khoa Ân Tâm, quý khách hàng có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0936.386.052 để được tư vấn.
- RĂNG SỨ CÓ BỊ MÒN THEO THỜI GIAN KHÔNG? (03.10.2024)
- BỌC RĂNG SỨ CÓ ĐAU KHÔNG? NHỮNG CÁCH GIẢM ĐAU HIỆU QUẢ KHI BỌC SỨ (27.09.2024)
- KHI NÀO CẦN MÀI RĂNG NGẮN LẠI? (24.09.2024)
- DẤU HIỆU RĂNG BỊ CHẾT TỦY VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ (21.09.2024)
- LÀM RĂNG SỨ CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ? (14.09.2024)
- TẠI SAO RĂNG BỊ Ố VÀNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC (07.09.2024)
Từ 8:30 tới 18:30
Hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7