THUN LIÊN HÀM LÀ GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI ĐEO THUN LIÊN HÀM | NHA KHOA ÂN TÂM

THUN LIÊN HÀM LÀ GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI ĐEO THUN LIÊN HÀM | NHA KHOA ÂN TÂM

THUN LIÊN HÀM LÀ GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI ĐEO THUN LIÊN HÀM | NHA KHOA ÂN TÂM

THUN LIÊN HÀM LÀ GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI ĐEO THUN LIÊN HÀM

Thun liên hàm niềng răng là gì?

Đây là một vòng cao su có độ đàn hồi cao, được gắn từ hàm trên xuống hàm dưới, với mục đích tạo ra lực kéo ổn định, giúp răng di chuyển về đúng vị trí mong muốn.

Thông thường, thun kéo liên hàm được móc trực tiếp trên các móc có sẵn của mắc cài nhưng nhiều trường hợp có thể gắn vào minivis để điều chỉnh răng. Ngoài ra, không phải tình trạng nào cũng được chỉ định theo thun liên hàm. Đa phần khí cụ này được ứng dụng phổ biến trong niềng răng mắc cài thường, cụ thể hơn là cải thiện vấn đề như:

  • Răng khểnh một bên hoặc 2 bên.

  • Răng mọc chếch quá cao trên xương hàm.

  • Răng mọc lệch.

  • Răng mọc chìa ra trước, sau.

  • Khớp cắn hở.

  • Khớp cắn đối đầu.

Các loại thun liên hàm

Tùy vào trường hợp phải kéo răng nhiều hay ít mà nha sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại chun liên hàm phù hợp. Hiện nay, có 3 loại chun được sử dụng phổ biến là:

 ♦ Thun liên hàm loại 1

Đây là loại chun liên hàm được sử dụng trong trường hợp đóng khoảng giữa các khe hở của răng. Loại chun này được các nha sĩ sử dụng để móc từ vị trí răng nanh, răng hàm trên đến răng hàm dưới để tạo lực kéo vừa phải.

 ♦ Thun liên hàm loại 2

Loại chun này được sử dụng trong trường hợp phải nhổ bỏ răng nhằm mục đích củng cố điểm neo. Với chun liên hàm loại 2, nha sĩ sẽ móc chun từ vị trí răng hàm dưới đầu tiên cho đến răng nanh hàm trên.

 ♦ Thun liên hàm loại 3

Trường hợp răng hàm dưới bị hở, nha sĩ sẽ chỉ định sử dụng chun liên hàm loại 3. Mục đích là để nâng phần răng hàm trên lên trên, đồng thời rút phần răng hàm dưới lại.

Tác dụng của chun liên hàm khi niềng răng

Khi niềng răng, nhờ có lực kéo của hệ thống dây cung và mắc cài, mà răng được trở về vị trí mong muốn. Tuy nhiên, lúc này răng chỉ thẳng hàng ở mỗi cung hàm riêng biệt, trong khi nguyên tắc của chỉnh nha là đảm bảo đường giữa chuẩn, khớp cắn không có sai lệch giữa hàm trên và hàm dưới.

Để đáp ứng điều này, cách tốt nhất là sử dụng thun liên hàm với các sợi thun được gắn vào mắc cài giúp tạo ra lực kéo vừa phải, đưa các răng về đúng vị trí, đồng thời khôi phục khớp cắn chuẩn, để cải thiện chức năng nhai tốt hơn.

Đeo thun liên hàm có đau không?

Trong thời gian đầu đeo thun liên hàm bạn sẽ có cảm giác khó chịu và một chút đau, do áp lực từ dây thun tác động lên răng. Hãy cố gắng duy trì cường độ đeo thun để đạt được hiệu quả tốt nhất. Khi đã đeo một thời gian và làm quen dần, bạn sẽ không cảm thấy bất tiện nữa. Thao tác đeo thun mới cũng sẽ nhanh gọn hơn. Nếu cảm thấy quá đau, bạn cần liên hệ địa chỉ niềng răng để được nha sĩ thăm khám.

Nếu thời gian đầu mới đeo thun liên hàm chưa quen, bạn có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh bên ngoài để giảm bớt cơn đau một cách hiệu quả nhanh nhất. Bạn không được tự ý thao thun niềng do khó chịu, việc này sẽ làm sai lệch và không đảm bảo hiệu quả chỉnh răng.

Đeo thun như thế nào cho chuẩn? Có tự làm ở nhà được không?

Thun liên hàm cần được thay đổi thường xuyên để đảm bảo chất lượng thun. Cách đeo thun liên hàm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chỉnh nha vì vậy bạn nên tham khảo hướng dẫn từ nha sĩ để thao tác thay thun tại nhà.

Khi bắt đầu đeo thun liên hàm, các thao tác sẽ gặp nhiều khó khăn và chưa thuần thục tuy nhiên sau vài lần làm quen bạn có thể tự thay thun ở nhà giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Cách thực hiện như sau:

  • Bạn nên ghi nhớ vị trí nha sĩ gắn thun liên hàm lên mắc cài, tiếp đó đứng trước gương, mở miệng và xác định chính xác vị trí cần gắn thun.

  • Sau đó dùng ngón cái và ngón trỏ kéo thun liên hàm ra và đặt đúng vị trí ban đầu.

Để hạn chế các sự cố đứt hoặc bung thun ra khỏi mắc cài, bạn nên lưu ý các điều sau:

  • Cần vệ sinh tay và miệng sạch sẽ để tránh vi khuẩn lây truyền vào miệng gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, bạn có thể dùng các dụng cụ hỗ trợ đeo thun liên hàm chuyên dụng để dễ dàng thay thun tại nhà.

  • Nên thay thun liên hàm thường xuyên khoảng 2-3 lần/ngày để đảm bảo chất lượng dây thun. Thời gian tối thiểu cần thay thun liên hàm là khoảng 12 tiếng/1 lần đảm bảo độ đàn hồi của dây.

  • Tuyệt đối không đeo cùng lúc nhiều thun liên hàm gây áp lực quá lớn lên răng khiến răng ê buốt, đau nhức.

  • Tuân thủ lịch khám răng định kỳ theo chỉ định từ nha sĩ để có hướng giải quyết sớm trong các trường hợp xấu.         

Mong rằng với thông tin trên của Nha khoa Ân Tâm sẽ mang lại hữu ích cho bạn và giúp bạn đưa ra những quyết định cho mình!

Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ bọc răng sứ mà vẫn chưa biết loại răng sứ phù hợp với mình và chi phí như thế nào thì hãy đến trực tiếp phòng khám của Nha khoa Ân Tâm để được bác sĩ khám và tư vấn miễn phí.

Để biết thêm dịch vụ tại Nha Khoa Ân Tâm, quý khách hàng có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0936.386.052 để được tư vấn.