Tráng men răng là gì?
Men răng là bộ phận vô cùng cứng chắc bao bọc bên ngoài mỗi chiếc răng. Nó giữ vai trò bảo vệ ngà răng, tủy răng và ngăn cản tác động của nhiệt độ hoặc axit từ thức ăn, khiến cho răng không bị đau nhức, ê buốt.
Tuy nhiên, lớp men răng vẫn có thể bị mòn theo thời gian do thói quen ăn uống và chăm sóc răng không đúng cách. Một khi men răng đã bị tổn thương thì hoàn toàn không thể tự phục hồi lại được. Vì vậy, kỹ thuật tráng men răng đã ra đời để khắc phục tình trạng này.
Nha sĩ tiến hành tráng một lớp men nhân tạo được làm từ hydroxyapatite ( hay còn gọi là canxi photphat) bao phủ lên mặt ngoài của răng. Với mục đích là che đi các khuyết điểm của lớp men cũ, tái tạo lại cấu trúc răng do bị mòn và mất khoáng men răng. Đồng thời để bảo vệ răng và cải thiện thẩm mỹ cho răng đều màu, trắng sáng hơn.
Ưu điểm của phương pháp tráng men răng
• Bổ sung thêm men răng: phương pháp này sẽ bổ sung phần men răng bị mất, giúp bảo vệ răng khỏi sự xâm hại của vi khuẩn. Đồng thời, đây là một hỗn hợp lành tính không gây ra bất kỳ kích ứng nào đối với răng, khi phủ lên răng nó sẽ hài hòa một cách tuyệt đối.
• Khắc phục tình trạng xỉn màu răng: đối với tình trạng răng bị xỉn màu nhẹ, phương pháp này có thể giúp răng che đi vết ố vàng đó, giúp răng đều màu trở lại.
• Khắc phục các khuyết điểm của răng: men răng bị mất đẫn đến tình trạng lồi lõm hay sứt mẻ răng, tráng men răng sẽ khắc phục được những khuyết điểm này. Tuy nhiên, đối với tình trạng răng bị sứt mẻ một mảng quá lớn, chúng ta nên bọc răng sứ để phục hồi hình dáng cho răng.
• Bảo vệ ngà răng: men răng khi được phủ sẽ đóng vai trò như lớp bảo vệ răng, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, axit, thực phẩm tiếp xúc trực tiếp gây hại đến ngà răng.
• Ngăn ngừa tình trạng mất khoáng và sâu răng: công nghệ tráng men răng đi đôi với công nghệ tái khoáng, bổ sung florua cho răng giúp chống lại các loại vi khuẩn làm sâu răng.
Nhược điểm của tráng men răng
Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì trám men răng cũng tồn tại một số nhược điểm như:
♦ Độ bền không cao, dễ bị xỉn màu
Lớp men răng nhân tạo sẽ bị mài mòn theo thời gian và bạn phải thực hiện lại sau khoảng 6 tháng.
Vật liệu sử dụng để trám men răng gần giống với composite, điểm chung của chúng là dễ bị xỉn màu sau một thời gian sử dụng.
♦ Độ che phủ không cao
Lớp men nhân tạo được phủ lên răng khá mỏng. Do đó, với những trường hợp răng bị nhiễm màu kháng sinh hay ố vàng lâu năm thì lớp men răng này sẽ không thể che phủ được. Lúc này, để cải thiện màu sắc răng, bạn có thể cân nhắc thực hiện các phương pháp khác như tẩy trắng răng, bọc răng sứ.
♦ Ảnh hưởng đến dạ dày
Nếu chẳng may lớp men tráng răng bị vỡ sẽ rất khó để phát hiện và dễ nuốt phải vào bụng. Vì vật liệu này rất khó để tiêu hóa nên dạ dày lúc này cần phải hoạt động nhiều hơn. Từ đó dẫn đến tình trạng đau dạ dày, viêm loét dạ dày.
Có nên tráng men răng không?
Việc nên hay không nên thực hiện một phương án thẩm mỹ răng nào, đều phải được tư vấn từ bác sĩ có chuyên môn. Đối với kỹ thuật tráng men răng cũng vậy.
Nếu sau khi thăm khám và kiểm tra tình trạng răng phù hợp, nha sĩ sẽ chỉ định cho khách hàng thực hiện tráng răng. Hoặc nếu không, nha sĩ sẽ tư vấn phương án khác tối ưu hơn.
Theo chia sẻ từ nha sĩ, những trường hợp có thể tráng men răng như sau:
• Mòn men răng do nhiều nguyên nhân hoặc thiểu sản men răng bẩm sinh.
• Răng ố vàng, xỉn màu nhẹ do thực phẩm.
• Răng nhạy cảm, hay bị ê buốt, đau nhức.
Ngoài ra, những trường hợp muốn cải thiện độ cứng chắc cho răng thì có thể thực hiện phương án này.
Quy trình tráng men răng
Tráng men răng là kỹ thuật không quá phức tạp, được thực hiện với 4 bước sau đây:
• Bước 1: Nha sĩ sẽ vệ sinh và chuẩn bị bề mặt răng ở khu vực cần tráng men ( nếu bề mặt gồ ghề, có thể mài bớt một chút để tạo độ phẳng).
• Bước 2: Tiến hành phủ lớp men răng nhân tạo lên bề mặt răng.
• Bước 3: Nha sĩ sẽ tạo hình, điều chỉnh lớp men răng nhân tạo để đảm bảo bề mặt được bằng phẳng, láng mịn, không cấn cộm khi sử dụng.
• Bước 4: Cuối cùng là chiếu đèn laser để làm cứng lớp men răng mới, giúp cố định và bám chắc vào răng thật.
Sau khi tráng men xong, sau khoảng 2-3 giờ, khách hàng không nên ăn uống và vệ sinh răng miệng. Ngoài ra, nên hạn chế ăn các loại thực phẩm khô, cứng, các món ăn quá nóng/lạnh để giữ lớp men răng được dài lâu.
Mong rằng với thông tin trên của Nha khoa Ân Tâm sẽ mang lại hữu ích cho bạn và giúp bạn đưa ra những quyết định cho mình!
Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ bọc răng sứ mà vẫn chưa biết loại răng sứ phù hợp với mình và chi phí như thế nào thì hãy đến trực tiếp phòng khám của Nha khoa Ân Tâm để được bác sĩ khám và tư vấn miễn phí.
Để biết thêm dịch vụ tại Nha Khoa Ân Tâm, quý khách hàng có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0936.386.052 để được tư vấn.
- RĂNG SỨ CÓ BỊ MÒN THEO THỜI GIAN KHÔNG? (03.10.2024)
- BỌC RĂNG SỨ CÓ ĐAU KHÔNG? NHỮNG CÁCH GIẢM ĐAU HIỆU QUẢ KHI BỌC SỨ (27.09.2024)
- KHI NÀO CẦN MÀI RĂNG NGẮN LẠI? (24.09.2024)
- DẤU HIỆU RĂNG BỊ CHẾT TỦY VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ (21.09.2024)
- TÁC HẠI CỦA VIỆC TRÁM RĂNG SAI KỸ THUẬT (18.09.2024)
- LÀM RĂNG SỨ CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ? (14.09.2024)
Từ 8:30 tới 18:30
Hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7