Răng khểnh là gì?
Răng khểnh trên khung hàm chính là một chiếc răng nanh có hướng mọc lệch. Cách nhận biết ra nó rất dễ dàng, có thể quan sát thấy vị trí mọc so với khuôn hàm thì bị lệch ra khỏi và có xu hướng nhô ra phía trước. Nếu mức độ lệch nhẹ thì chiếc răng này khi chúng ta cười sẽ mang lại sự duyên dáng hơn. Tuy vậy, thẩm mỹ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu chiếc răng này mọc lệch quá nhiều. Không những vậy, nó còn làm rối loạn khớp cắn và việc vệ sinh răng miệng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Vậy việc bọc răng sứ cho răng khểnh có mang lại hiệu quả không?
Các nha sĩ nha khoa cho rằng, trong trường hợp người điều trị có răng khểnh ở mức độ nhẹ và trung bình thì phương pháp bọc sứ có thể mang đến hiệu quả rất cao. Còn lại, đối với người có răng mọc khấp khểnh quá nhiều thì phương pháp tối ưu nhất là niềng răng.
Hiệu quả tuyệt vời mà giải pháp bọc sứ răng khểnh có thể mang lại cho chúng ta như sau:
• Tình trạng răng khểnh so với khuôn hàm bị lệch được khắc phục.
• Sau khi tiến hành bọc sứ, răng khểnh với khuôn hàm sẽ hài hòa với hơn, từ đó giúp khớp cắn ổn định, khả năng vệ sinh răng và ăn nhai được tăng cường.
• Màu của răng khểnh và ngay cả những răng khểnh và ngay cả những răng khác trên hàm sẽ trắng sáng và đều màu hơn khi bọc sứ, thẩm mỹ của hàm răng và tổng thể khuôn mặt được cải thiện, nâng cao.
Quy trình phương pháp bọc răng sứ đạt chuẩn
Bước 1: Khám tổng quát và kiểm tra về tình trạng sức khỏe
Các nha sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát và kiểm tra sức khỏe sau đó chụp X-quang toàn hàm nhằm xác định mức độ nặng nhẹ của răng khểnh. Sau đó sẽ đưa ra những pháp đồ điều trị hợp lý.
Bước 2: Tiến hành gây tê vùng cần điều trị sau đó mài cùi răng và kiểm tra khớp cắn.
Các nha sĩ sẽ tiến hành làm sạch răng miệng cho các bạn và gây tê chỗ cần bọc sứ, nhằm đảm bảo các bạn không cảm thấy đau đớn và ê buốt khi các nha sĩ tiến hành mài cùi răng và lấy dấu răng.
Bước 3: Lấy dấu răng gửi về phòng Labo tại Ân Tâm.
Phần dấu răng sau khi được lấy sẽ chuyển về phòng Labo tại nha khoa để chế tác mão cho răng sứ. Tại Ân Tâm, các loại răng sứ đều sẽ được thiết kế và chế tạo với công nghệ CAD/CAM hiện đại nhất, đảm bảo độ chính xác và thẩm mỹ cao.
Bước 4: Các nha sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra và so sánh sau đó tiến hành gắn răng sứ cố định.
Trước khi gắn mão răng sứ cố định, các nha sĩ sẽ gắn tạm lên trước để kiểm tra và đảm bảo rằng mão răng phải khít sát với răng thật cũng như là viền nướu, ổn định khớp cắn và sự hài hòa với các răng khác ở trong khuôn hàm. Sau khi đã đạt đủ các tiêu chuẩn đưa ra, các nha sĩ mới tiến hành gắn cố định bằng một chất kết dính đặc biệt của các nha khoa.
Những lưu ý khi bọc sứ cho răng khểnh bạn cần biết
Để có được một nụ cười khỏe mạnh, khắc phục những khuyết điểm của răng khểnh, bạn đọc cần quan tâm tới một số những lưu ý sau trước khi quyết định bọc răng sứ.
♦ Cơ sở nha khoa thực hiện bọc sứ.
Trong 1 tháng, số lượng nha khoa tại các thành phố tăng trưởng nhanh chóng, khiến người dân luôn hoang mang trong việc lựa chọn một địa chỉ bọc sứ uy tín nhất. Mức chi phí của dịch vụ này được xếp vào phân khúc cao, chính vì vậy, các khách hàng luôn có sự cẩn trọng nhất định trong việc tham khảo thông tin của từng cơ sở.
♦ Tay nghề nha sĩ.
Các nha sĩ thực hiện bọc sứ cần phải được đào tạo chính quy, có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực bọc sứ. Đặc biệt, nha sĩ trực tiếp thực hiện dịch vụ cần có chứng chỉ, bằng cấp về bọc răng sứ được cấp bởi các tổ chức nha khoa uy tín.
♦ Chất liệu sứ được sử dụng.
Trên thị trường hiện nay có không ít các loại sứ được sử dụng trong dịch vụ nha khoa thẩm mỹ. Đây cũng chính là cơ hội để nha khoa kém chất lượng trà trộn và phân phối những sản phẩm không chính hãng. Vì vậy, bạn nên tham khảo kỹ các dòng sứ cũng như thông tin và bảo hành để yên tâm về chất lượng và tránh những rủi to từ sứ kém chất lượng.
Có rất nhiều bạn gặp tình trạng về răng miệng làm nụ cười chưa được đẹp, muốn cải thiện nụ cười hãy đến Nha khoa Ân Tâm để thăm khám và tư vấn miễn phí nhé.
Để biết thêm dịch vụ tại Nha khoa Ân Tâm, quý khách có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0936 386 052 để được hỗ trợ.
- LÀM RĂNG SỨ CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ? (14.09.2024)
- TẠI SAO RĂNG BỊ Ố VÀNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC (07.09.2024)
- PHẢI LÀM GÌ KHI RĂNG SÂU CHẢY MÁU? (04.09.2024)
- NÊN NHỔ RĂNG VÀO LÚC NÀO? (27.08.2024)
- KHỚP CẮN HỞ LÀ GÌ? CÁCH ĐIỀU TRỊ KHỚP CẮN HỞ (22.08.2024)
- TRÁM RĂNG SỨ CÓ ĐƯỢC KHÔNG? (19.08.2024)
Từ 8:30 tới 18:30
Hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7