CÁCH CẢI THIỆN TỤT NƯỚU HIỆU QUẢ

CÁCH CẢI THIỆN TỤT NƯỚU HIỆU QUẢ
18/03/2025 09:19 PM 15 Lượt xem

    Tụt nướu là tình trạng khá thường gặp khiến chân răng không còn được bảo vệ tốt, người bệnh bị ê buốt khi đánh răng, khó vệ sinh răng miệng sạch sẽ và còn gây nhiều vấn đề khác. Tụt nướu hầu hết do chăm sóc, vệ sinh răng miệng chưa tốt, điều trị khá đơn giản nếu phát hiện sớm và tình trạng chưa quá nghiêm trọng.

    1.Triệu chứng của bệnh tụt nướu là gì?

    Bệnh tụt nướu làm cho các mô bảo vệ răng bị tổn thương như lợi, chân răng, tủy răng,… Bệnh xuất hiện chủ yếu do mảng bám ở chân răng lâu ngày không được loại bỏ sạch sẽ.

    Cáu bẩn và bựa răng là nơi ở của vi khuẩn và chúng dần dần phá hoại các tổ chức của răng. Triệu chứng ban đầu của bệnh là viêm lợi, sưng đỏ, khi chải răng hoặc cắn vật cứng dễ bị chảy máu chân răng.

    Nếu không được chữa trị lâu ngày sẽ chuyển thành bệnh tụt nướu, làm cho chân răng chảy máu, tủy răng co lại, nhiều nước miếng, miệng hôi, răng lung lay và thậm chí là rụng sớm.

    Dấu hiệu tụt nướu

     

    2. Các phương pháp điều trị tụt nướu hiệu quả

    Điều trị tụt nướu còn dựa vào tình trạng bệnh, càng nặng thì điều trị càng mất thời gian với các phương pháp phức tạp hơn.

    2.1. Điều trị tụt nướu nhẹ

    Khi tụt nướu chỉ xảy ra ở một hoặc một vài răng, chân răng hở ra không quá nhiều và lợi vẫn có khả năng bám lại vào chân răng thì bệnh nhân chỉ cần điều trị đơn giản. Đầu tiên là phải lấy sạch cao răng, sau đó dùng gel ngậm flour hoặc thuốc để trị viêm lợi. Cùng với đánh răng, vệ sinh răng miệng đúng cách, răng bị tụt nướu sẽ được khắc phục.

    2.2. Điều trị tụt nướu nặng

    Khi tụt nướu nghiêm trọng xảy ra ở nhiều răng, chân răng lộ nhiều và phần lợi bị viêm đỏ nặng, ngoài loại bỏ cao răng thì cách tốt nhất để điều trị là phẫu thuật. Có 3 phương pháp phẫu thuật tụt nướu với ưu nhược điểm khác nhau, bao gồm:

    Phẫu thuật dùng vạt tại chỗ có chân nuôi để khắc phục tụt nướu, lại chia nhỏ thành các phương pháp: vạt nhú lợi kép, vạt bán nguyệt, vạt trượt bên, vạt xoay chếch, vạt trượt về phía cổ răng,…

    Phẫu thuật dùng mô ghép rời tự thân, sử dụng mô ở 1 phần khác trong miệng để bù lại cho phần tụt nướu, chia thành các phương pháp: ghép mô liên kết dưới biểu mô, ghép lợi tự do tự thân,…

     

    Phẫu thuật dùng màng nhân tạo kết hợp với vạt tại chỗ: tái sinh mô, dùng biểu mô đồng loẹt không tế bào,…

     

    Để chỉ định phương pháp điều trị thích hợp, bác sĩ nha khoa sẽ cần thăm khám cụ thể tình trạng tụt nướu và các vấn đề sức khỏe răng miệng khác nếu có. Nếu đồng thời mắc nhiều bệnh răng miệng, cần điều trị lần lượt sau đó là chăm sóc và phục hồi.

    3. Chăm sóc răng miệng đúng cách để phòng ngừa tụt nướu

    Hầu hết nguyên nhân gây tụt nướu là do vệ sinh răng miệng không đúng cách, không thường xuyên lấy cao răng và loại bỏ các mảng bám cứng đầu quanh răng. Đa phần bệnh nhân chỉ cần loại bỏ cao răng và dùng thuốc bôi để điều trị tụt nướu, song để phòng ngừa tái phát thì cần một chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà thực hiện hàng ngày.

    3.1. Đánh răng hàng ngày sau bữa ăn và trước khi đi ngủ

    Nên lựa chọn bàn chải đánh răng với đầu cọ mềm, cọ sạch hết các vị trí răng trong miệng để tránh làm tổn thương lợi, nướu. Đây là phương pháp vệ sinh răng miệng cơ bản để loại bỏ cặn, mảnh vụn thức ăn thừa bám vào các kẽ răng gây tụt nướu, cũng hạn chế được sự tích tụ cao răng.

    3.2. Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng

    Dùng kết hợp chỉ nha khoa, nước súc miệng với việc đánh răng đều đặn sẽ giúp bạn loại bỏ mảnh vụn thức ăn khỏi các kẽ răng tốt hơn. Đặc biệt là những bạn bị tụt nướu thì đánh răng rất khó làm sạch toàn bộ.

    3.3. Lấy cao răng định kỳ

    Dù vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì sự lắng đọng các chất trong miệng, bám vào chân răng vẫn xảy ra. Khi cao răng bám nhiều, nó sẽ đẩy lợi, nướu bám vào chân răng dẫn đến tụt nướu. Do đó, bạn nên đi lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần, cùng với đó là khám sức khỏe răng miệng để phát hiện, khắc phục sớm các vấn đề răng miệng gặp phải.

     

    Cạo vôi răng sẽ giúp ngăn ngừa tụt nướu

     

    3.4. Một số biện pháp cải thiện tình trạng tụt nướu tại nhà

    Cùng với điều trị bằng thuốc và vệ sinh răng miệng đúng cách, bạn có thể áp dụng 1 số biện pháp cải thiện tại nhà đơn giản sau:

    Uống trà xanh súc miệng hàng ngày, nhờ chất catechin có trong trà xanh sẽ giúp làm sạch, tăng cường sức khỏe răng miệng và giúp tình trạng tụt nướu được cải thiện tốt hơn.

    Dùng mật ong thấm tẩm vào vùng tụt nướu sau khi đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sau đó chờ khoảng 5 phút rồi súc miệng. Mật ong có tính kháng khuẩn, khử trùng tốt nên điều trị tụt nướu rất hiệu quả.

     

    Dùng mật ong để cải thiện tụt nướu

     

    Dùng tỏi giã nát rồi lấy nước bôi vào vùng bị tụt nướu sau khi đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Các chất kháng viêm trong tỏi sẽ hoạt động hiệu quả khắc phục tình trạng tụt nướu.

    Như vậy, điều trị tụt nướu không quá phức tạp song điều quan trọng là chăm sóc răng miệng đúng cách để tránh bệnh tái phát, đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt nhất.

     Nha khoa Ân Tâm là trung tâm nha khoa uy tín, được đông đảo khách hàng trong và ngoài nước lựa chọn là địa chỉ để khắc phục những khuyết điểm về răng của mình.

      Tại Ân Tâm bạn sẽ được khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí, chỉ định điều trị chính xác, phù hợp từng trường hợp bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn.

      Để biết thêm dịch vụ tại Nha khoa Ân Tâm, quý khách hàng có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0936 386 052 để được tư vấn miễn phí nhé!

    Zalo
    Hotline