CẮM CHỐT RĂNG LÀ GÌ? KHI NÀO CẦN CẮM CHỐT RĂNG?

CẮM CHỐT RĂNG LÀ GÌ? KHI NÀO CẦN CẮM CHỐT RĂNG?
19/03/2025 03:54 PM 6 Lượt xem

    Cắm chốt răng là gì?

    Cắm chốt răng hay còn gọi là cắm chốt tủy, tái tạo răng có chốt, đây là phương pháp mà các nha sĩ sẽ đặt một chốt hình trụ dài vào ống tủy chân răng để giúp neo giữ cùi răng. Thông qua chốt này, phần cùi răng và mô chân răng sẽ liên kết chặt chẽ với nhau, lúc truyền tải lực nhai xuống chân răng một cách hiệu quả mà không bị nứt gãy.

    Sau khi cắm chốt răng, nha sĩ sẽ tiến hành tái tạo lại phần cùi răng bằng cách bổ sung vật liệu như composite, ionomer thủy tinh xung quanh rồi sau đó bọc mão sứ lên trên. Như vậy, việc cắm chốt răng chỉ được chỉ định trong trường hợp răng đã điều trị tủy và cho kết quả tốt, vì bản chất của chốt răng là cắm vào tủy, nên các trường hợp chưa điều trị tủy hoặc điều trị thất bại thì không thể chỉ định được.

    Cắm chốt vào răng khi nào?

    Đặt chốt răng là 1 trong những thủ thuật nha khoa cơ bản, là nền tảng cho các phương pháp phục hình răng khác.

    Theo đó, có 2 trường hợp cần được cắm chốt vào răng. Cụ thể như sau:

     ♦ Cắm chốt sau khi điều trị tủy

      • Trước khi điều trị trong trường hợp bị viêm tủy răng nặng, bác sĩ cần phải tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng và điều trị nội nha cho bạn.

      • Sau khi điều trị tủy, cấu trúc trong răng sẽ bị thay đổi, làm ảnh hưởng men răng và ngà răng. Điều này làm cho răng yếu hơn, dễ sứt mẻ và gãy vỡ.

      • Để cải thiện, bác sĩ sẽ cắm chốt để nâng đỡ và tái tạo cấu trúc thân răng, khôi phục khả năng ăn nhai của răng, ngăn chặn nguy cơ răng bị sứt vỡ.

      • Tiếp theo đó, bác sĩ sẽ chỉ định trám răng hoặc bọc răng sứ để duy trì tuổi thọ của răng.

     ♦ Cắm chốt để tái tạo thân răng

     

      • Đối với những trường hợp răng bị tổn thương nghiêm trọng chỉ còn 1 phần thân răng hoặc chân răng, bác sĩ sẽ chỉ định cắm chốt răng để phục hình dáng của răng.

      • Nếu chân răng còn khỏe mạnh, không bị nhiễm trùng nghiêm trọng vẫn có thể tiến hành điều trị mà không cần phải nhổ bỏ.

      • Vì vậy, bạn nên đến nha khoa thăm khám càng sớm càng tốt để bảo tồn những chiếc răng tưởng chừng như chỉ có thể nhổ đi.

    Tại sao cần đặt chốt răng sau điều trị tủy?

    Quá trình điều trị tủy sẽ loại bỏ một phâng mô cứng men ngà. Bản thân răng đã bị mất tổ chức cứng do quá trình bệnh lý thì sau khi điều trị tủy còn bị khoét rộng thêm. Răng sau điều trị tủy cũng có sự thay đổi về đặc tính hóa học ở ngà răng dó mất chất ẩm trong quá trình thao tác.

    Mặt khác, tủy răng có chứa thần kinh, do mất mô tủy nên răng chữa tủy sẽ mất đi cơ quan nhận cảm áp lực, dẫn đến việc chịu lực quá mức mà không thể cảm nhận gây gãy vỡ.

    Do đó mà răng đã điều trị tủy sẽ yếu hơn và có tiên lượng tồn tại kém hơn răng bình thường. Việc đặt chốt vào bên trong chân răng giúp sự phân bố lực nhai không bị dồn vào chân răng, như vậy vừa giúp cho cùi răng tái tạo được gắn chặt vào mô răng thật còn lại vừa giúp cho chiếc răng sứ của bạn rất khó bị bong sút.

    Quy trình cắm chốt răng

      • Nong rộng ống tủy: sau khi hoàn tất việc chữa trị tủy, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ đặc biệt để mở rộng ống tủy, tạo không gian để đặt chốt.

      • Lựa chọn chốt phù hợp: dựa vào vị trí và kích thước của răng cần tái tạo, bác sĩ sẽ chọn loại chốt và số lượng chốt phù hợp với tình trạng của răng.

      • Gắn chốt bằng keo cố định: chốt sẽ được gắn chặt vào thân răng bằng keo dán chuyên dụng.

      • Trám tái tạo thân răng: sau khi chốt đã được cố định vào thân răng, răng sẽ có điểm tựa. Chất trám sẽ được sử dụng để lấp đầy vị trí thiếu như trong quá trình trám thông thường.

      • Hoàn tất việc tái tạo thân răng: răng sẽ được mài chỉnh cẩn thận để đảm bảo khớp cắn chính xác, bề mặt trơn láng, không bị gồ ghề. Sau khi đặt chốt, thường sẽ cần bọc răng bằng sứ để đảm bảo khả năng ăn nhai tốt hơn.

    Những tác hại khi cắm chốt răng sai kỹ thuật

    Việc cắm chốt răng và tái tạo mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho việc gia tăng tuổi thọ của răng. Tuy nhiên, nếu quy trình này không được thực hiện đầy đủ và chính xác, có thể gây ra những hậu quả sau cho sức khỏe của răng:

      • Nguy cơ gãy ngang thân răng hoặc nứt chân răng: thường xảy ra khi chốt quá lớn so với chân răng, dẫn đến răng bị nứt, toác chân răng khi ăn nhai kéo dài. Lực tác động cường độ có thể khiến răng bị quá tải, đồng thời có thể dẫn đến tình trạng răng không thể cứu vãn và phải bị nhổ.

      • Chốt bị rơi xa: xảy ra khi chốt được đặt quá sâu, quá nhỏ hoặc quá ngắn, không cung cấp đủ độ lưu cho vật liệu trám. Khi này, cả chốt lẫn vật liệu trám có thể bị rơi ra đồng thời.

      • Viêm tủy cấp, áp xe răng: nếu không chữa trị tủy hoặc chữa tủy không đúng cách, vi khuẩn có thể tích tụ trong ống tủy sau khi cắm chốt, gây viêm nhiễm và đau nhức cho bệnh nhân.

      • Quy trình đóng chốt cho răng thường được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả chỉ trong một lần hẹn. Tuy nhiên, để đảm bảo răng của bạn được điều trị tốt, quan trọng đến việc thăm khám tại các cơ sở uy tín có thiết bị chụp phim X-quang để kiểm tra tình trạng tủy răng và thân răng trước khi thực hiện quy trình.

    Cách chăm sóc răng sau khi được phục hồi

    Việc chăm răng sau khi phục hồi là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe răng miệng và kéo dài tuổi thọ của răng.

    Để nuôi dưỡng thói quen chăm sóc răng miệng hiệu quả, bạn cần thực hiện các bước sau:

      • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm.

      • Sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh kẽ răng và súc miệng bằng nước muối sau khi đánh răng để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.

     

      • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe răng miệng bằng cách đến thăm nha sĩ. Việc này giúp phát hiện và xử lý các vấn đề răng miệng một cách kịp thời.

      • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe răng miệng bằng cách đến thăm nha sĩ. Việc này giúp phát hiện và xử lý các vấn đề rnawg miệng một cách kịp thời.

    Nếu bạn gặp vấn đề sau phục hồi răng như nướu chân răng chảy máu, sưng tẩy hoặc vết cắn không tự nhiên, hãy lập tức đến nha sĩ để được tư vấn và xử lý.

    Mong rằng với thông tin trên của Nha Khoa Ân Tâm sẽ mang lại hữu ích cho bạn và giúp bạn đưa ra những quyết định cho mình!

    Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ bọc răng sứ mà vẫn chưa biết loại răng sứ phù hợp với mình và chi phí như thế nào thì hãy đến trực tiếp phòng khám của Nha khoa Ân Tâm để được bác sĩ khám và tư vấn miễn phí.

    Để biết thêm dịch vụ tại Nha Khoa Ân Tâm, quý khách hàng có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0936.386.052 để được tư vấn.

    Zalo
    Hotline