KHẮC PHỤC BIẾN CHỨNG Ê BUỐT SAU KHI BỌC RĂNG SỨ?

KHẮC PHỤC BIẾN CHỨNG Ê BUỐT SAU KHI BỌC RĂNG SỨ?
19/03/2025 11:47 AM 16 Lượt xem

    Bọc răng sứ bị ê buốt có nguy hiểm không?

    Nhiều khách hàng thường bị ê buốt răng sau khi bọc răng sứ, đây là biểu hiện bình thường vì khi tiến hành, bác sĩ cần mài một phần men răng để có thể lắp răng sứ lên trên. Cảm giác ê buốt sẽ nhanh chóng biến mất sau khoảng 2-3 ngày, do đó khách hàng không cần quá lo lắng.

    Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bị ê buốt kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm gây ra nhiều khó khăn trong việc ăn uống, vệ sinh răng miệng, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe và công việc hằng ngày.

    Tại sao răng sứ bị ê buốt sau khi bọc răng sứ?

    Sau đây sẽ là một số nguyên nhân khiến cho răng sứ bị ê buốt sau khi bọc:

      • Nướu răng chưa kịp thích nghi: sau khi bọc sứ, nướu răng vẫn chưa kịp thích nghi với chất liệu mới nên có thể sẽ xảy ra tình trạng ê buốt nhẹ. Tuy nhiên điều này sẽ kết thúc chỉ một vài tuần khi nướu đã thích nghi hoàn toàn với răng sứ.

      • Tủy răng chưa được điều trị triệt để: khi bị viêm tủy răng, bắt buộc bác sĩ phải điều trị trước khi bọc sứ. Tuy nhiên, nếu không được điều trị triệt để nhưng vẫn lắp mão sứ lên trên thì sẽ không tránh khỏi tình trạng ê buốt sau khi mài răng bọc sứ.

      • Lắp răng sứ bị sai lệch, không chuẩn với khớp cắn: mão răng sứ lắp lệch so với khớp cắn khiến lực ăn nhai bị dồn lên thân răng sứ, tăng áp lực lên chân răng thật tạo cảm giác đau nhức.

      • Keo nha khoa bị lỏng: mão sứ và răng thật sẽ được gắn kết với nhau bằng một loại keo nha khoa chuyên dụng. Nhưng nếu có sai sót, phần keo này rất dễ bị lỏng và rò rỉ ra bên ngoài khiến răng bọc sứ bị ê buốt.

      • Răng sứ kém chất lượng: Những loại răng sứ kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo về tính dẫn nhiệt sẽ ảnh hưởng xấu đến cùi răng thật khi ăn đồ nóng hoặc lạnh.

    Cách khắc phục tình trạng răng sứ ê buốt.

    Để khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị ê buốt cần phải đến phòng khám để kiểm tra, xem xét nguyên nhân khiến răng sứ ê buốt do đâu rồi để ra phương án xử lý kịp thời. Một số phương pháp có thể khắc phục tình trạng răng sứ ê buốt là:

      ♦ Dùng gel làm mát theo chỉ định của bác sĩ:

    Nếu mài cùi gây xâm lấn quá nhiều thì cách khắc phục tạm thời là bôi gel làm mát. Tuy nhiên, thuốc cần có sự kê đơn, chỉ định của bác sĩ để tránh mua phải hàng giả hay sử dụng không đúng liều lượng. Tuyệt đối không nên tự ý mua gel làm mát để khắc phục bọc răng sứ bị ê buốt.

      ♦ Dùng thuốc giảm đau.

    Nếu tình trạng đau nhức kéo dài và gây khó khăn trong sinh hoạt, nên đến ngay cơ sở nha khoa đã bọc răng sứ để thăm khám. Lúc này, nha sĩ sẽ kê đơn thuốc chứa các hoạt chất gây tê nhẹ ở ngưỡng an toàn trong y khoa để hỗ trợ làm giảm cơn đau từ từ.

      ♦ Điều trị triệt để bệnh lý.

    Răng bị viêm tủy, sâu răng bác sĩ sẽ phải tháo răng sứ ra, tiến hành làm sạch ống tủy răng bằng dụng cụ nha khoa chuyên biệt để điều trị dứt điểm. Đến khi tủy răng phục hồi lại bình thường, bác sĩ mới có thể mài thêm cùi răng và tiến hành điều chỉnh lại sao cho răng sứ mới lắp lại được sát khít viền nướu.

      ♦ Thay loại răng sứ khác.

    Nếu cơ địa dị ứng với kim loại hay không phù hợp với chất liệu răng sứ cũ, bạn nên hướng tới giải pháp bọc chụp răng sứ mới bằng loại răng toàn sứ. Vì cấu tạo bởi sứ nguyên chất nên răng toàn sứ rất an toàn và thân thiện mô nướu cũng như khoang miệng.

    Một số lưu ý sau khi bọc răng sứ.

    Bọc răng sứ bao lâu hết ê buốt? Dưới đây là một số lưu ý giảm nhanh tình trạng ê buốt sau khi bọc sứ:

      • Chế độ ăn uống phù hợp: sau khi bọc răng sứ, bạn nên ăn thức ăn dạng lỏng, mềm dễ nuốt như cháo, súp,...không nên ăn đồ ngọt và uống nước ngọt, nước có ga.

      • Nên nhai đều cả hai bên hàm răng để tạo sự cân bằng, tránh áp lực một bên.

      • Không nên hút thuốc lá, hoặc ăn nhiều thực phẩm có chứa màu, chứa nhiều đường hay axit.

      • Chăm sóc răng miệng hợp lý: nên đánh răng thường xuyên 2 lần một ngày sau bữa ăn. Nên chọn loại bàn chải mềm. Nên súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn và mùi hôi khó chịu.

      • Dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn thay vì dùng tăm tre. Để tránh gây ra các bệnh lý về răng như chảy máu chân răng, sâu răng.

      • Nên tái khám đúng hẹn theo lịch của bác sĩ để theo dõi tình trạng răng.

    Hy vọng với những thông tin trên, giúp bạn giải đáp được thắc mắc Khắc phục biến chứng ê buốt sau khi bọc răng sứ? Đồng thời, qua đó lựa chọn cho mình địa chỉ bọc răng sứ uy tín để có hàm răng đẹp và ăn nhai thoải mái.

    Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ bọc răng sứ mà vẫn chưa biết loại răng sứ phù hợp với mình, thì hãy đến trực tiếp phòng khám của Nha khoa Ân Tâm để được bác sĩ thăm khám và tư vấn nhé!

    Để biết thêm dịch vụ tại Nha khoa Ân Tâm, quý khách có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0936 386 052 để được hỗ trợ.

    Zalo
    Hotline