MÀI XƯƠNG Ổ RĂNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

MÀI XƯƠNG Ổ RĂNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
19/03/2025 02:38 PM 8 Lượt xem

    Mài xương ổ răng là gì?

    Mài xương ổ răng là một kỹ thuật nha khoa được thực hiện trên xương hàm, với mục đích nhằm giảm bớt độ dày của xương hàm tại vị trí chứa ổ răng và chân răng. Những người bị hô, hở lợi do xương ổ răng có cấu trúc quá dài sẽ có phần lợi dính ở phía dưới chân răng. Nên thông thường, để tạo nên kết quả thành công nhất, người ta sẽ thường kết hợp phương pháp này với phẫu thuật cắt lợi.

    Thực chất, đây là một phương pháp làm dài thân răng khi phần lợi bao trùm quá nhiều. Khi tiến hành thực hiện quy trình, điều mà bác sĩ thực hiện đầu tiên là bóc lớp lợi dính vào chân răng để làm hiện rõ lớp xương ra ngoài. Tiếp theo sẽ căn chỉnh cho đều đặn, thẩm mỹ hơn bằng cách mài xương rồi khâu lại.

    Khi nào cần mài xương ổ răng?

    Mài xương ổ răng sẽ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

     ♦ Điều trị hô vẩu

    Xương hàm phát triển quá mức và chìa ra ngoài là một trong những nguyên nhân gây hô vẩu. Đối với răng hô vẩu do xương, phương pháp niềng răng sẽ không đem lại hiệu quả cao.

    Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định mài xương ổ răng để can thiệp trực tiếp vào cấu trúc xương. Từ đó điều chỉnh độ dày của khung xương hàm, giúp hàm được cân đối và không còn các khuyết điểm hô vẩu mất thẩm mỹ.

     ♦ Chữa cười hở lợi

    Nguyên nhân của tình trạng cười hở lợi là do xương ổ răng quá dày, dẫn tới phần nướu phát triển quá mức và trùm lên một phần thân răng. Điều này gây khó khăn cho việc vệ sinh răng và nếu không điều trị sớm có thể gây ra viêm nhiễm. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp mài xương ổ răng kết hợp với phẫu thuật cắt nướu.

    Mài xương ổ răng giúp thu gọn phần ổ xương nhô ra, tạo khoảng trống để phần nướu sau khi cắt có thể bám vào. Từ đó, khắc phục triệt để tình trạng cười hở lợi. Mang đến cho bạn nụ cười tự tin, rạng rỡ.

    Quy trình mài xương ổ răng như thế nào?

    Một quy trình mài xương ổ răng đạt tiêu chuẩn sẽ tiến hành qua các bước sau:

    Bước 1: Thực hiện khám tổng quát

    Trước khi tiến hành mài ổ răng, các bác sĩ sẽ thực hiện khám tổng thể để đánh giá sức khỏe răng miệng của bạn.

    Trong đó, quan trọng nhất là tiến hành chụp X-quang để xác định vị trí ổ răng, vị trí các mạch máu, dây thần kinh và tỷ lệ xương cần mài,… Từ đó bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị và tư vấn cho khách hàng.

    Bước 2: Chuẩn bị trước khi mài ổ răng

    Nha sĩ tiến hành làm sạch khoang miệng cho khách hàng kỹ càng để loại bỏ các tác nhân có thể gây nhiễm trùng. Tiếp theo, người bệnh sẽ được gây tê cục bộ ở vùng răng sẽ thực hiện mài để giảm cảm giác đau.

    Bước 3: Tiến hành mài xương ổ răng

    Dựa vào phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách nướu và tạo hình xương ổ răng cho khách hàng theo tỷ lệ chuẩn.

    Bước 4: Khâu đóng nướu và kết thúc quá trình mài ổ răng

    Sau khi làm sạch vùng răng vừa mài bằng nước muối, tiến hành khâu đóng phần nướu lại và hoàn tất quá trình mài xương ổ răng.

    Bước 5: Theo dõi và dặn dò

    Theo dõi bệnh nhân sau khi chỉnh xương răng một thời gian cho đến khi chắc chắn không có biến chứng xảy ra. Nha sĩ sẽ dặn dò bệnh nhân chi tiết về các điều cần chú ý sau khi mài xương ổ răng, chế độ ăn, sinh hoạt cũng như lịch khám định kỳ…

    Mài xương ổ răng có đau không? Có nguy hiểm không?

    Vậy mài xương ổ răng có đau không? Trên thực tế, đây chỉ là tiểu phẫu trong nha khoa, không gây đau đớn và chảy máu nhiều. Hơn nữa, mài xương ổ răng cũng không ảnh hưởng đến chân răng sau này. Cho nên, bệnh nhân cũng không cần quá lo lắng.

    Trong quá trình điều trị, bạn sẽ được bác sĩ gây tê nên trong khi mài, sẽ không có cảm giác đau nhức. Sau khi hết thuốc tê, bạn chỉ cảm thấy hơi ê nhưng ngưỡng đau trong trong khả năng chịu đựng được.

    Quan trọng là bạn phải nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý sau khi phẫu thuật. Bạn đừng để những tác động mạnh ảnh hưởng đến vùng điều trị, tránh làm vết thương bị ảnh hưởng.

    Mài xương ổ răng có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là tay nghề của bác sĩ. Nếu bác sĩ thực hiện mài xương có nhiều kinh nghiệm, tay nghề cao thì ca phẫu thuật sẽ diễn ra hiệu quả, an toàn.

    Ngược lại, nếu bác sĩ tay nghề kém, quá trình mài xảy ra sai sót thì có thể tác động đến dây thần kinh. Từ đó gây tê cứng hàm, đứt mạch máu… Vì vậy, để tránh những hậu quả không đáng có do phẫu thuật mài xương ổ răng gây ra, bạn cần lựa chọn nha khoa uy tín. Nơi đó cần đảm bảo những tiêu chí sau:

       • Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm và chuyên môn trong ngành nha khoa răng hàm mặt.

      • Nha khoa được trang bị những thiết bị hiện đại, phòng khám vô trùng, tránh nguy cơ lây nhiễm.

    Khi đến với Ân Tâm, khách hàng sẽ được cung cấp lộ trình tư vấn kỹ lưỡng từ A tới Z, từ bước thăm khám cho tới lên kế hoạch, phác đồ điều trị phù hợp. Liên hệ với nha khoa ngay hôm nay để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

    Mong rằng với thông tin trên của Nha khoa Ân Tâm sẽ mang lại hữu ích cho bạn và giúp bạn đưa ra những quyết định cho mình!

    Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ bọc răng sứ mà vẫn chưa biết loại răng sứ phù hợp với mình và chi phí như thế nào thì hãy đến trực tiếp phòng khám của Nha khoa Ân Tâm để được bác sĩ khám và tư vấn miễn phí.

    Để biết thêm dịch vụ tại Nha Khoa Ân Tâm, quý khách hàng có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0936.386.052 để được tư vấn miễn phí.

    Zalo
    Hotline