Nâng khớp cắn là kỹ thuật dùng các dụng cụ chuyên dụng để ngăn hàm trên tiếp xúc nhiều với hàm dưới. Kỹ thuật này thường được sử dụng trong quá trình niềng răng để điều chỉnh lại khớp cắn đúng chuẩn sinh lý.
Trường hợp nào cần nâng khớp cắn? Tác dụng và lợi ích.
Nâng khớp cắn được chỉ định trong những trường hợp sau đây:
♦ Khớp cắn sâu
Khớp cắn sâu là tình trạng răng khá phổ biến hiện nay. Biểu hiện là khi ở trạng thái đóng chặt hàm, răng hàm dưới sẽ bị bao phủ bởi răng hàm trên (từ 4mm trở lên).
Tình trạng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà trong quá trình niềng răng còn khiến khớp cắn bị tổn thương do mắc cài. Lúc này, cần nâng khớp cắn để bảo vệ mắc cài và hỗ trợ điều trị cắn sâu.
♦ Khớp cắn ngược
Dấu hiệu nhận biết khớp cắn ngược (răng móm) là hàm dưới không được bao phủ bởi hàm trên mà lại nằm bên ngoài hàm trên, cằm đưa ra ngoài nhiều hơn khiến gương mặt không được cân đối, gây mất thẩm mỹ.
Cũng giúp như khớp cắn sâu, nâng khớp cắn trong niềng răng sẽ khắc phục hiệu quả tình trạng này đồng thời tránh làm khớp cắn bị tổn thương trong quá trình niềng răng.
♦ Khớp cắn chéo
Khớp cắn chéo là hiện tượng các răng chia thành nhiều nhóm mọc chìa ra ngoài hoặc tụt vào trong trên cung hàm, khiến toàn bộ răng bị mất cân đối, hài hòa.
Kỹ thuật nâng khớp cắn áp dụng trong trường hợp này sẽ giữ cho hàm trên và hàm dưới không cắn khít lại với nhau, thông qua đó giúp răng bị khóa bên trong dịch chuyển về đúng vị trí khớp cắn thông thường.
Các phương pháp nâng khớp răng hiện nay.
Sau đây là một số phương pháp nâng khớp phổ biến hiện nay:
♦ Máng nâng khớp cắn.
Máng nâng khớp cắn thường được áp dụng với những người bị khớp cắn chéo. Theo đó, dụng cụ này sẽ chặn để 2 hàm không chạm vào nhau từ vị trí răng hàm. Can thiệp phương pháp này vừa giúp hạn chế bị tuột hoặc bung mắc cài, đồng thời giảm thiểu tình trạng khớp cắn chéo.
♦ Cục nâng khớp cắn.
Đây là phương pháp nâng khớp cắn răng cửa, có tác dụng ngăn không cho răng cửa hàm dưới trồi lên quá cao mỗi khi ăn nhai hoặc khi ở trạng thái đóng chặt hàm. Cụ nâng khớp cắn thường có chất liệu là nhựa, cao su hoặc kim loại nhỏ hình tam giác, được gắn vào mặt sau của nhóm răng cửa và áp dụng phổ biến cho trường hợp người có khớp cắn sâu.
Nâng khớp cắn niềng răng mất bao lâu?
Thông thường, nâng khớp cắn sẽ được bác sĩ thực hiện cùng lúc khi đeo mắc cài và khay niềng trong suốt. Tùy theo từng trường hợp mà thời gian điều trị nâng khớp cắn sẽ khác nhau, với người bị sai lệch nhẹ thì sẽ nhanh hơn, còn người bị sai lệch nặng, phức tạp cần phải mất nhiều thời gian.
Việc nâng khớp cắn thường kéo dài từ 3-12 tháng. Trong quá trình niềng răng, khi thấy khớp cắn thay đổi theo đúng mong muốn, hai hàm có sự cân đối tương quan chuẩn hơn, bác sĩ sẽ tiến hành tháo bỏ cục nâng khớp cắn hoặc máng nâng khớp cắn.
Những lưu ý quan trọng khi nâng khớp cắn.
Khi nâng khớp cắn, chúng ta hãy thực hiện theo đúng những lưu ý sau. Không chỉ giúp rút ngắn thời gian đeo khí cụ nâng khớp cắn, đẩy nhanh hiệu quả niềng răng mà còn hạn chế những tổn thương không đáng có, bảo vệ tốt nhất sức khỏe răng miệng.
• Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày, khoảng 4-5 lần bằng kem đánh răng có chứa Flour. Thực hiện chải răng nhẹ nhàng, dùng thêm máy tăm nước hoặc chỉ nha khoa và nước súc miệng diệt khuẩn đảm bảo xung quanh răng, mắc cài, khoang miệng được sạch sẽ, loại bỏ hết mảng bám tích tụ.
• Không ăn đồ ăn quá cứng, quá dai, quá dính, nóng- lạnh và hạn chế đồ ngọt, nhiều đường, nước ngọt có gas. Đặc biệt, tránh uống rượu, bia, chất kích thích... vừa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vừa gây hại cho răng, giảm hiệu quả điều trị.
• Thường xuyên kiểm tra khí cụ nâng khớp cắn. Khi thấy có bất cự dấu hiệu sai lệch nào, bệ nong hàm bị tách rời, rớt ra khỏi vị trí cần báo ngay cho bác sĩ, để kịp thời xử lý và khắc phục. Tuyệt đối không chần chừ, tránh tác động xấu đến quá trình di chuyển răng và khớp cắn.
• Trường hợp cảm thấy đau đớn và khó chịu, hãy liên hệ ngay với bác sĩ. Không tự ý uống thuốc giảm đau hoặc tháo khí cụ nâng khớp cắn.
• Thực hiện tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.
Mong rằng với thông tin trên của Nha khoa Ân Tâm sẽ mang lại hữu ích cho bạn và giúp bạn đưa ra những quyết định cho mình!
Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ bọc răng sứ mà vẫn chưa biết loại răng sứ phù hợp với mình và chi phí như thế nào thì hãy đến trực tiếp phòng khám của Nha khoa Ân Tâm để được bác sĩ khám và tư vấn miễn phí.
Để biết thêm dịch vụ tại Nha Khoa Ân Tâm, quý khách hàng có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0936.386.052 để được tư vấn miễn phí.