NHA KHOA BẢO TỒN - RĂNG KHỂNH CÓ BỌC SỨ ĐƯỢC KHÔNG?

NHA KHOA BẢO TỒN - RĂNG KHỂNH CÓ BỌC SỨ ĐƯỢC KHÔNG?
19/03/2025 04:03 PM 14 Lượt xem

    1. Răng khểnh là gì?

    Răng khểnh là chiếc răng nanh mọc lệch ra khỏi hàm, thường xuất hiện ở vị trí răng số 3 (răng nanh) của hàm trên. Răng khểnh có thể tạo nên điểm nhấn duyên dáng cho nụ cười, nhưng trong nhiều trường hợp, răng mọc lệch quá nhiều có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng.

    2. Răng khểnh gây ra ảnh hưởng như thế nào?

    Răng khểnh có thể tạo nên nét duyên dáng cho nụ cười, nhưng không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích. Về mặt nha khoa, răng khểnh có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe răng miệng nếu không được chăm sóc đúng cách.

    1. Khó vệ sinh răng miệng


          
    • Răng khểnh thường nằm lệch so với các răng khác, tạo ra các khe hở nhỏ.

    •     
    • Thức ăn dễ mắc vào nhưng rất khó làm sạch, dẫn đến cao răng, mảng bám và vi khuẩn tích tụ.

    2. Nguy cơ sâu răng cao


          
    • Việc vệ sinh khó khăn khiến vi khuẩn phát triển, gây sâu răng, đặc biệt là các răng bên cạnh.

    3. Viêm nướu, viêm nha chu


          
    • Mảng bám không được loại bỏ sẽ gây viêm nướu.

    •     
    • Lâu dài có thể dẫn đến viêm nha chu, khiến răng lung lay và có nguy cơ mất răng.

    4. Sai khớp cắn


          
    • Răng khểnh mọc lệch có thể làm mất cân đối hàm răng, dẫn đến tình trạng sai khớp cắn.

    •     
    • Gây đau nhức khi ăn nhai, thậm chí có thể ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm.

    5. Ảnh hưởng thẩm mỹ


          
    • Dù có thể tạo nét duyên dáng, nhưng nhiều trường hợp răng khểnh lệch quá nhiều khiến nụ cười mất cân đối.

    3. Vậy có nên bọc sứ răng khểnh không?

    Răng khểnh hoàn toàn có thể bọc sứ nếu bạn muốn cải thiện tính thẩm mỹ và đảm bảo chức năng ăn nhai. Phương pháp này giúp điều chỉnh hình dáng, màu sắc của răng mà vẫn giữ được nét tự nhiên cho nụ cười. Tuy nhiên việc quyết định bọc sứ hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:


          
    • Mức độ lệch của răng: Răng khểnh lệch nhẹ có thể bọc sứ để cải thiện thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu răng lệch nhiều, bọc sứ sẽ không hiệu quả vì không thể điều chỉnh được vị trí chân răng và cấu trúc xương hàm.

    •     
    • Tình trạng sức khỏe răng miệng: Răng khểnh khỏe mạnh, không bị sâu hay viêm tủy thì không nên bọc sứ vì cần mài răng để làm cùi, có thể gây ê buốt hoặc ảnh hưởng đến mô răng thật.

    •     
    • Nhu cầu thẩm mỹ: Bọc sứ giúp răng đều đẹp hơn, che đi các khuyết điểm về màu sắc và hình dáng.

    Khi nào nên bọc sứ cho răng khểnh?


          

    •     

      Răng khểnh mọc lệch, gây mất thẩm mỹ.


          

    •     

    •     

      Răng khểnh bị mẻ, ố vàng, hoặc sâu.


          

    •     

    •     

      Răng khểnh làm cản trở việc vệ sinh răng miệng, gây hôi miệng.


          

    •     

    •     

      Mong muốn có hàm răng đều đẹp hơn.


          

    Lợi ích khi bọc sứ cho răng khểnh


          
    • Cải thiện thẩm mỹ, hàm răng đều đẹp hơn.

    •     

    •     

      Màu sắc răng trắng sáng, tự nhiên.


          

    •     

    •     

      Bảo vệ răng thật, hạn chế tình trạng sâu răng.


          

    •     

    •     

      Độ bền cao, sử dụng lâu dài từ 10-15 năm.\


          

    4. Quy trình bọc sứ răng khểnh

    Quy trình bọc sứ răng khểnh cần được thực hiện bài bản và đúng kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai. Dưới đây là quy trình chi tiết cho việc bọc sứ răng khểnh:

    Bước 1: Thăm khám và tư vấn

    Thực hiện thăm khám trực tiếp và chụp X-quang để đánh giá mức độ lệch của răng khểnh.

    Xác định tình trạng sức khỏe răng miệng và các yếu tố liên quan như bệnh lý về nướu, sâu răng hay viêm tủy (nếu có)

    Bước 2: Vệ sinh răng miệng

    Bác sĩ sẽ loại bỏ mảng bám, cao răng và vi khuẩn để giảm nguy cơ nhiễm trùng trong quá trình điều trị.

    Bước 3: Mài cùi răng + Làm răng tạm

    Mài cùi răng

    Với răng khểnh, bác sĩ sẽ mài cùi răng tỉ mỉ, giữ được hình dáng răng khểnh và không làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.

    Sau khi mài cùi răng, bác sĩ tiếp tục lấy dấu cùi răng để chế tác mão sứ có độ khớp chính xác.

    Làm răng tạm

    Trong thời gian chờ mão sứ, khách hàng sẽ được gắn răng tạm bằng nhựa cứng để bảo vệ cùi răng và duy trì thẩm mỹ.

    Bước 4: Gắn mão sứ

    Khi mão răng sứ được chế tác hoàn thiện, bác sĩ sẽ thực hiện các bước sau:


          
    • Tháo răng tạm và tiến hành gắn mão sứ cố định lên cùi răng bằng keo nha khoa chuyên dụng.

    •     
    • Kiểm tra độ khớp cắn và thẩm mỹ của mão sứ, đảm bảo chức năng ăn nhai và sự hài hòa với các răng khác.

     


     

    Zalo
    Hotline