NHA KHOA BẢO TỒN: VIÊM NHA CHU – KẺ THÙ THẦM LẶNG!

NHA KHOA BẢO TỒN: VIÊM NHA CHU – KẺ THÙ THẦM LẶNG!
19/03/2025 03:59 PM 14 Lượt xem

    1. Viêm nha chu là gì và vì sao cần quan tâm?

    Viêm nha chu, còn được gọi là bệnh nướu răng tiến triển, là một bệnh nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến các mô xung quanh răng, bao gồm nướu, xương ổ răng và các dây chằng hỗ trợ răng. Bệnh bắt đầu từ viêm nướu – giai đoạn sớm khi nướu bị viêm do mảng bám và vi khuẩn tích tụ. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm nướu sẽ chuyển thành viêm nha chu, làm tổn thương xương và mô nâng đỡ răng.

    * Hậu quả của viêm nha chu rất nặng nề:

    • Mất răng vĩnh viễn: Răng bị lung lay và cuối cùng rụng nếu không được điều trị.
    • Ảnh hưởng sức khỏe toàn cơ thể: Vi khuẩn gây viêm nha chu có thể đi vào máu và dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng khác như bệnh tim mạch, đái tháo đường, và có thể ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai.    
    • Bệnh có thể tiến triển rất lâu trước khi bạn cảm nhận được đau nhức hay khó chịu, và đó là lý do tại sao rất nhiều người chủ quan, không điều trị sớm.
       

     

     

    2. Viêm nha chu bắt đầu từ đâu?

    Mọi chuyện đều bắt đầu từ những mảng bám nhỏ trên bề mặt răng. Khi chúng ta ăn uống, các mảnh vụn thực phẩm cùng với vi khuẩn tạo thành một lớp mỏng gọi là mảng bám. Nếu không được làm sạch kịp thời, mảng bám này sẽ tích tụ và biến thành cao răng, một lớp cứng hơn rất khó loại bỏ bằng việc đánh răng thông thường.

    Chính sự tồn tại lâu ngày của cao răng và mảng bám là nguyên nhân gây ra viêm nướu. Vi khuẩn trong mảng bám tấn công mô nướu, gây sưng đỏ và chảy máu. Đó là giai đoạn đầu của viêm nha chu.

    3. Những dấu hiệu nào cho thấy bạn có nguy cơ mắc viêm nha chu?

    Rất nhiều người bị viêm nha chu mà không biết do triệu chứng ban đầu rất mờ nhạt. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến mà bạn không nên bỏ qua:    


    • Nướu sưng đỏ, dễ chảy máu: Nếu bạn thấy nướu của mình dễ bị chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa, đó có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh nướu răng.   

    • Hơi thở có mùi hôi: Mặc dù bạn đánh răng đều đặn, nhưng mùi hôi khó chịu vẫn xuất hiện thường xuyên. Nguyên nhân có thể là do vi khuẩn tích tụ dưới nướu    
    • Răng lung lay: Khi bệnh tiến triển, xương và mô nâng đỡ bị phá hủy, khiến răng không còn được giữ chặt.
    • Tụt nướu: Nướu co rút, làm lộ phần chân răng và khiến răng trông dài hơn bình thường. 
    • Cảm giác đau nhức khi nhai: Bệnh ở giai đoạn nặng có thể làm bạn cảm thấy khó chịu, thậm chí đau khi ăn nhai.
     
     

    4. Các giai đoạn của viêm nha chu

     

    1. Răng khỏe mạnh


    • Nướu hồng hào, săn chắc: Nướu ôm sát quanh răng, không sưng, không chảy máu.
    • Răng chắc chắn: Răng được nâng đỡ bởi xương ổ răng khỏe mạnh và các mô liên kết vững chắc.
    • Không có mảng bám hoặc cao răng: Mảng bám vi khuẩn không tích tụ quá mức, nướu và răng được vệ sinh sạch sẽ.

    2. Viêm nướu (Gingivitis)

    Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh viêm nha chu và là giai đoạn có thể phục hồi hoàn toàn.

    • Nguyên nhân: Do mảng bám vi khuẩn tích tụ trên răng và nướu, dẫn đến kích ứng và viêm nhiễm.
    • Triệu chứng: Nướu sưng đỏ, dễ chảy máu khi đánh răng, có thể kèm theo hơi thở có mùi hôi nhẹ.
    • Điều trị: Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, lấy cao răng định kỳ có thể đảo ngược tình trạng này.

    3. Viêm nha chu nhẹ (Slight Periodontitis)    


    • Nếu viêm nướu không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển thành viêm nha chu nhẹ.
    • Nguyên nhân: Mảng bám dưới nướu bắt đầu phá hủy mô liên kết và xương xung quanh răng.
    • Triệu chứng: Nướu tụt nhẹ, xuất hiện các túi nướu giữa răng và nướu, có thể có hơi thở có mùi hôi rõ rệt hơn.   
    • Điều trị: Nha sĩ cần thực hiện các biện pháp làm sạch sâu dưới nướu, đồng thời người bệnh cần cải thiện chăm sóc răng miệng.

    4. Viêm nha chu nặng (Advanced Periodontitis)

    Đây là giai đoạn cuối của viêm nha chu, khi mà sự phá hủy xương và mô xung quanh răng đã không thể đảo ngược.


    • Triệu chứng: Răng lung lay nặng, di chuyển tự do khi nhai, đau nhức khi ăn uống, nướu tụt sâu và xuất hiện mủ. Nguy cơ mất răng cao nếu không điều trị kịp thời
    • Điều trị: Phẫu thuật tái tạo mô, ghép xương hoặc nẹp răng để giữ răng tạm thời. Nếu răng không thể giữ lại, có thể phải nhổ răng và thay thế bằng cấy ghép răng hoặc hàm giả

     

    5. Những ai có nguy cơ cao bị viêm nha chu?

    Mặc dù ai cũng có nguy cơ mắc bệnh, nhưng có một số yếu tố làm tăng khả năng mắc viêm nha chu, bao gồm:

    • Vệ sinh răng miệng kém: Không đánh răng đều đặn và đúng cách, hoặc không dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
    • Hút thuốc lá: Đây là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất, không chỉ gây tổn hại đến nướu mà còn làm suy yếu khả năng lành bệnh sau điều trị.
    • Bệnh tiểu đường: Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc viêm nha chu cao hơn vì họ dễ bị nhiễm trùng.

    • Yếu tố di truyền: Một số người có gen di truyền làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
    • Thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ mang thai, người trong độ tuổi mãn kinh hoặc những người sử dụng liệu pháp hormone có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do sự thay đổi của hormone ảnh hưởng đến nướu răng.

    6. Tác động của viêm nha chu lên sức khỏe tổng thể

    Viêm nha chu không chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến răng miệng mà còn có mối liên hệ chặt chẽ với sức khỏe tổng thể. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng vi khuẩn từ viêm nha chu có thể di chuyển vào máu và gây viêm ở các bộ phận khác, dẫn đến:

    • Bệnh tim mạch: Người mắc viêm nha chu có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn do vi khuẩn làm viêm mạch máu.
    • Tiểu đường: Viêm nha chu và bệnh tiểu đường có mối quan hệ hai chiều. Người mắc tiểu đường có nguy cơ cao mắc bệnh nướu răng, và ngược lại, viêm nha chu có thể làm tăng lượng đường trong máu.
    • Biến chứng thai kỳ: Phụ nữ mang thai bị viêm nha chu có nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân cao hơn.

     

    7. Phòng ngừa và điều trị viêm nha chu: Bắt đầu từ đâu?

    Việc phòng ngừa viêm nha chu bắt đầu từ việc chăm sóc răng miệng hàng ngày. Dưới đây là những bước đơn giản nhưng hiệu quả:

    Đánh răng đúng cách ít nhất 2 lần mỗi ngày với kem đánh răng chứa fluoride. Đảm bảo bạn chải sạch cả mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng.

    Dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch kẽ răng – những khu vực mà bàn chải khó tiếp cận.

    Khám răng định kỳ mỗi 6 tháng để được kiểm tra và làm sạch cao răng bởi các chuyên gia.

    Không hút thuốc lá: Hút thuốc không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh mà còn cản trở quá trình điều trị viêm nha chu.

    Nếu bạn đã mắc viêm nha chu, nha sĩ sẽ tiến hành các phương pháp điều trị khác nhau tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh:

    Cạo vôi răng và làm sạch sâu: Đây là phương pháp cơ bản để loại bỏ mảng bám và cao răng dưới nướu.

    Phẫu thuật nướu: Ở những trường hợp nặng, phẫu thuật có thể cần thiết để tái tạo xương và mô nướu đã bị tổn thương.

    Mong rằng với thông tin trên của Nha Khoa Ân Tâm sẽ mang lại hữu ích cho bạn và giúp bạn đưa ra những quyết định cho mình!

    Để biết thêm dịch vụ tại Nha Khoa Ân Tâm , quý khách hàng có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0984637127 để được tư vấn.

     

    Zalo
    Hotline