QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG ĐÚNG CHUẨN NHẤT HIỆN NAY | NHA KHOA ÂN TÂM

QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG ĐÚNG CHUẨN NHẤT HIỆN NAY | NHA KHOA ÂN TÂM

QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG ĐÚNG CHUẨN NHẤT HIỆN NAY | NHA KHOA ÂN TÂM

QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG ĐÚNG CHUẨN NHẤT HIỆN NAY.

Điều trị tủy răng như thế nào và quy trình chữa tủy răng mất bao lâu? Bạn nên tham khảo trước khi bước vào ca chữa tủy để cảm thấy yên tâm cũng như chủ động được thời gian của bản thân.

Vì sao cần điều trị tủy răng?

Chết tủy răng đa phần do những nguyên nhân như răng bị gãy nứt, sâu răng mãn tính, viêm nhiễm chân răng, chấn thương răng...

Tủy răng bị nhiễm trùng hoặc thậm chí đã chết tủy mà không được điều trị sớm đều có thể gây ra những hậu quả nặng nề. Chúng có thể sinh mủ ở chân răng bên trong xương hàm, khiến răng đau nhức và hình thành nên các vùng áp xe.

Nếu không được điều trị, áp xe có thể phá hủy kết cấu xương quanh răng, gây rụng răng, mất răng vĩnh viễn.

Điều trị tủy răng giúp bảo vệ răng khỏi những mô tủy đã bị viêm nhiễm hoặc hoại tử. Công đoạn trám bít ống tủy trong quy trình lấy tủy răng giúp ức chế sự xâm nhập của các mảng bám và vi khuẩn.

Tại sao cần điều trị tủy răng đúng quy trình? Điều này giúp tình trạng bệnh của răng miệng được khắc phục triệt để, không gây những biến chứng về lâu dài.

Quy trình điều trị tủy răng như thế nào?

Bất kì một ca điều trị nào cũng cần phải tuân thủ đúng kỹ thuật. Và một quy trình điều trị tủy răng tiêu chuẩn y tế sẽ trải qua lần lượt các bước dưới đây:

Bước 1. Thăm khám và chụp phim.

Bác khám tổng quát toàn bộ khoang miệng, chụp phim X-Quang cụ thể những răng bị nghi nhiễm viêm tủy. Từ đó đưa ra quy trình điều trị với thời gian cụ thể.

Trao đổi với bệnh nhân với phương pháp điều trị. Nếu bệnh nhân đồng ý, bác sĩ lên phác đồ điều trị cụ thể.

Bước 2. Vệ sinh khoang miệng và gây tê.

Trước khi chữa tủy, bác sĩ sẽ vệ sinh làm sạch vùng xung quanh chiếc răng cần chữa. Gây tê cục bộ để bệnh nhân không cảm thấy khó chịu trong quá trình điều trị. Thuốc tê được sử dụng với liều lượng phù hợp, an toàn với sức khỏe bệnh nhân.

Bước 3: Đặt đế cao su

Đế cao su là công cụ để ngăn vùng điều trị với khoang miệng nhằm tránh thuốc điều trị tủy rơi xuống miệng. Bên cạnh đó, đặt đế cao su sẽ giữ cho răng chữa tủy luôn khô sạch, tránh sự xâm nhập của nước bọt.

Bước 4: Mở ống tủy để rút tủy viêm

Để tạo ống tủy, bác sĩ sẽ dùng mũi khoan và dũa chuyên dụng. Ống tủy sẽ được mở đủ rộng để việc lấy tủy diễn ra dễ dàng. Tùy răng viêm nhiễm được lấy ra khỏi buồng tủy và chân răng bằng chiếc châm nhỏ.

Bước 5: Tạo hình ống tủy.

Sau khi tủy răng được loại bỏ hoàn toàn, bác sĩ sẽ tạo hình lại ống tủy và lấp đầy buồng tủy trống bằng vật liệu nha khoa.

Bước 6: Trám bít ống tủy.

Công đoạn tạo hình ống tủy hoàn thành là lúc bác sĩ sẽ trám bít lại hố lấy tủy bằng vật liệu trám phù hợp để bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn.

Bước 7: Tái khám.

Bác sĩ sẽ lên lịch hẹn tái khám để kiểm tra răng lấy tủy đã ổn định chưa và bệnh nhân có cảm thấy đau nhức hay không? Đồng thời, bác sĩ sẽ hướng dẫn chúng ta cách chăm sóc và ăn uống phù hợp.

Vậy là hoàn thành quy trình chữa tủy răng. Và mất bao lâu để thực hiện xong các công đoạn này, bạn hãy theo dõi tiếp nội dung dưới đây nhé!

Chữa tủy răng bao lâu?

Thời gian chữa tủy hoàn tất cho một chiếc răng thường sẽ mất nhiều thời gian bởi nó cần phải trải qua nhiều giai đoạn, đòi hỏi sự tỉ mỉ và khi răng được làm sạch hoàn toàn thì mới tiến hành phục hình răng sứ thẩm mỹ cho răng.

Thông thường, chúng ta sẽ mất từ khoảng 2-4 ngày để hoàn thành quá trình chữa tủy răng. Hãy tham khảo một vài thông tin sau để ước chừng thời gian bạn điều trị tủy răng mất bao lâu nhé:

  • Đối với răng cửa chỉ có một ống tủy thì chữa tủy thì chữa tủy răng mất bao lâu thời gian mới xong có thể dao động khoảng 20-30 phút. Hoặc lâu hơn nếu có phát sinh bệnh lý khác.

  • Đối với răng hàm có nhiều ống tủy, bạn có thể phải hẹn gặp bác sĩ từ 2-4 lần và mất khoảng 30 phút cho mỗi lần điều trị.

Cách chăm sóc sau khi chữa tủy răng

Sau khi chữa tủy, nha sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc và theo dõi răng. Việc lưu ý những dặn dò này sẽ giúp răng mau chóng phục hồi và giữ độ bền dài lâu cho răng chữa tủy:

  • Theo dõi cơn đau: cảm giác khó chịu sau khi điều trị tủy là không tránh khỏi. Nếu cơn đau dai dẳng và kéo dài, liên hệ ngay với nha sĩ của bạn để được kiểm tra.

  • Hạn chế nhai và cắn tại vị trí răng mới chữa tủy, thậm chí phải tránh nhai sau vài giờ để chất hàn trên răng không bị bong. Việc ăn nhai trở lại bình thường chỉ sau khi răng chữa tủy đã được bảo vệ bởi chụp hay mão răng ở trên.

  • Nên ăn thức ăn mềm, cắt thành những miếng nhỏ để tránh tạo áp lực cho răng đang trong quá trình chữa tủy.

  • Sử dụng thuốc theo đơn của nha sĩ, không tự ý sử dụng thuốc.

  • Giữ vệ sinh vùng điều trị bằng cách chải răng nhẹ nhàng, kết hợp sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn được kê đơn.

  • Tái khám với nha sĩ ngay nếu chất hàn trên răng bị bong hay vỡ.

  • Khám răng miệng định kỳ với nha sĩ mà bạn tin tưởng để răng đã được chữa tủy được theo dõi thường xuyên, tránh tối đa các biến chứng xảy ra.

Nha Khoa Ân Tâm là một trong những địa chỉ khám chữa các bệnh về răng hàm mặt uy tín với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ trình độ chuyên môn giỏi, luôn quan tâm chăm sóc bệnh nhân như người thân trong gia đình cùng với trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại luôn làm hài lòng khách hàng tới khám chữa bệnh tại đây.

Để biết thêm dịch vụ tại Nha khoa Ân Tâm, quý khách có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0936 386 052 để được hỗ trợ.