RĂNG BỊ NỨT CÓ TỰ LÀNH ĐƯỢC KHÔNG?

RĂNG BỊ NỨT CÓ TỰ LÀNH ĐƯỢC KHÔNG?
19/03/2025 03:43 PM 9 Lượt xem

    Vì sao răng lại bị nứt?

    Việc xác định nguyên nhân gây ra là cơ sở dữ liệu quan trọng giúp bác sĩ chấn đoán và đưa ra phương pháp điều trị chính xác, phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến răng bị nứt mà chuyên gia nha khoa chỉ ra.

     ♦ Ăn nhai đồ quá cứng

    Nguyên nhân thường gặp khiến răng bị nứt là ăn phải đồ cứng như: đá lạnh, mía, xương,… Lực va đập có thể không quá lớn nhưng cũng đủ tạo ra một vết nứt trên thân răng. Ngoài ra, thói quen ăn uống này còn gây ảnh hưởng không tốt tới men khiến răng dễ bị tổn thương và nhạy cảm hơn nhiều.

     ♦ Tổn thương do tai nạn

    Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta không tránh khỏi nguy cơ bị tổn thương hàm răng do những tai nạn ngoài ý muốn như: ngã, tai nạn giao thông,… Lực tác động mạnh khiến bị nứt ngang, dọc, thậm chí có thể bị gãy răng hoặc mất nửa thân răng.

     ♦ Sử dụng răng sai mục đích

    Chức năng chính cũng là duy nhất của răng chính là nhai nghiền nát thức ăn để hấp thu dinh dưỡng nuôi cơ thể. Tuy nhiên người có lẽ quên mất điều này mà sử dụng răng như một chiếc hoặc chiếc kẹp để mở nắp hoặc xé đồ vật,… Nếu hành động này thường xuyên lặp lại thì nứt gãy răng sớm muộn cũng sẽ xảy ra.

     ♦ Cơ thể thiếu chất

    Chế độ dinh dưỡng có mối quan hệ mật thiết đối với sức khỏe răng miệng của con người. Nếu răng của bạn đột nhiên xuất hiện vết nứt không rõ nguyên nhân thì rất có thể đó là do cơ thể đang thiếu vitamin C, canxi trầm trọng.

    Ngoài ra, răng bị nứt ngang có thể xuất phát từ yếu tố di truyền, tuổi tác,…

    Răng bị nứt có nguy hiểm không?

    Nứt răng khiến nhiều người lo lắng sẽ để lại hệ quả cho cơ thể. Trước khi trả lời câu hỏi “răng bị nứt có nguy hiểm không?” thì bạn cần biết một số dạng vết nứt thường gặp. Cụ thể:

      • Răng có vết nứt dọc thân: vết nứt sẽ “chạy” từ đỉnh răng cho tới nướu. Nó thường sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm cho răng.

      • Răng cửa nứt ngang: vết nứt sẽ xuất hiện theo chiều ngang trên thân răng. Lâu dần sẽ khiến cho sứt mẻ phần răng phía trên.

      • Răng bị nứt chân: vết nứt này xuất hiện ở phần dưới nướu. Do đó, nó không thể nhận thấy bằng mắt thường. Bạn sẽ cảm nhận được cơn đau, ê buốt khi hoạt động ăn nhai.

      • Răng bị chẻ đôi: đây là trường hợp nặng nhất mà bạn có thể gặp phải khi vết nứt hiện diện rõ và có thể nhìn thấy bằng mắt thường, khiến cho răng bị vỡ làm đôi.

      • Răng có vết nứt do trám nhiều: vết nứt này thường xuất hiện dọc thân răng nhưng không gây nguy hiểm nhiều. Bạn có thể xử lý bằng cách hàn trám lại như bình thường.

    Răng bị nứt có tự lành lại không?

    Bản thân các răng không có khả năng tự hồi phục lại hình dáng ban đầu như các vết thương ở da hoặc xương trên cơ thể mà bạn thường thấy. Vì thế, khi răng bị nứt sẽ không thể tự lành lại được. Các vết nứt ở răng sẽ tiếp tục lớn dần và ăn sâu vào trong răng đến khi răng bị gãy. Chúng còn có thể tác động đến các dây thần kinh khiến cho bạn cảm thấy đau nhức, buốt đến khó chịu.

      • Trường hợp răng bị nứt nhẹ: nó sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều đến việc ăn nhai. Bạn chỉ cần theo dõi trong một thời gian để biết rằng nó phát triển nặng hơn không.

      • Trường hợp răng bị nứt nặng: nứt dọc, ngang hoặc làm nứt đôi thân răng thì bạn cần đến ngay phòng khám để chữa trị kịp thời. Từ đó tránh những biến chứng xấu xảy ra.

    Răng nứt điều trị như thế nào?

    Tại đây, nha sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chỉ định chụp X- Quang cho người bệnh. Những yếu tố như vị trí, mức độ vết nứt sẽ quyết định đến phương pháp điều trị. Cụ thể:

     ♦ Trám răng

    Đây là kỹ thuật mà bác sĩ sẽ sử dụng Composite, vật liệu trám răng hiện đại nhất hiện nay đắp vào những vết nứt, tạo hình sao cho giống với men răng thật, sau đó chiếu đèn Halogen để miếng trám cứng chắc, kết dính vào răng thật tạo thành một khối hoàn chỉnh.

    Trám răng là thủ thuật tương đối đơn giản trong nha khoa nên thời gian thực hiện chỉ mất khoảng 15-20 phút và chi phí cũng rất tiết kiệm, phù hợp với khả năng chi tiêu của hầu hết mọi người.

    Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng phương pháp này còn tồn tại một vài vấn đề là nhiễm màu thực phẩm, dễ bong tróc sau một thời gian sử dụng. Ngoài ra, với những trường hợp vết nứt lớn, sâu thì kỹ thuật hàn trám sẽ không đảm bảo mang lại kết quả tốt nhất.

     ♦ Bọc răng sứ

    Mão sứ là một phương pháp phục hình trong nha khoa phù hợp với răng bị hư hỏng, đặc biệt là nứt gãy.

     

    Bác sĩ sẽ mài đi một phần men răng bên ngoài của răng nứt để “nhường chỗ” khi lắp mão sứ. Sau đó, bác sĩ thiết kế mão sứ với màu sắc và kiểu dáng răng như răng thật, phù hợp cho bạn.

     ♦ Nhổ răng

    Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng nếu như răng bị nứt vỡ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tủy răng và các dây thần kinh. Khi đó, răng sẽ không thể phục hồi bằng các biện pháp nha khoa và việc nhổ bỏ răng sẽ giúp tránh được các vấn đề viêm nhiễm, không gây hại đến các răng còn lại.

    Đồng thời, bác sĩ sẽ khuyên bạn trồng răng giả bằng cấy ghép Implant để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khi mất răng như tiêu xương hàm, giúp răng khôi phục chức năng ăn nhai lẫn thẩm mỹ một cách hoàn hảo.

    Phòng tránh nứt răng như thế nào?

    Tình trạng nứt răng không thể phòng tránh được hoàn toàn, bạn chỉ có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây để ngăn ngừa.

      • Sử dụng miếng bảo vệ răng nếu như bạn có tật nghiến răng khi ngủ, hay chơi thể thao.

      • Tuyệt đối không cắn và nhai các vật cứng.

      • Thăm khám nha khoa định kỳ để các bác sĩ theo dõi tình trạng răng của mình.

    Mong rằng với thông tin trên của Nha Khoa Ân Tâm sẽ mang lại hữu ích cho bạn và giúp bạn đưa ra những quyết định cho mình!

    Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ bọc răng sứ mà vẫn chưa biết loại răng sứ phù hợp với mình và chi phí như thế nào thì hãy đến trực tiếp phòng khám của Nha khoa Ân Tâm để được bác sĩ khám và tư vấn miễn phí.

    Để biết thêm dịch vụ tại Nha Khoa Ân Tâm, quý khách hàng có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0936.386.052 để được tư vấn.

    Zalo
    Hotline