RĂNG BỊ TETRACYCLINE BIỂU HIỆN NHƯ THẾ NÀO VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

RĂNG BỊ TETRACYCLINE BIỂU HIỆN NHƯ THẾ NÀO VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
18/03/2025 08:46 PM 14 Lượt xem

    I.Răng nhiễm tetra là gì?

       Răng nhiễm tetra là tình trạng răng bị nhiễm thuốc kháng sinh. Do uống kháng sinh liên tục trong thời gian dài. Thuốc được hấp thụ và tuần hoàn trong máu đi đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Trong đó có tủy răng và làm cho răng bị xỉn màu từ trong ra ngoài. Đây là một trong những tác dụng phụ của các loại thuốc tây nói chung và thuốc kháng sinh phổ rộng nói riêng.

       Tetra hay tetracycline là một loại thuốc kháng sinh được sử dụng khá phổ biến. Tác dụng của loại thuốc này tác động lên nhiều dạng vi khuẩn gây bệnh khác nhau như vi khuẩn gram âm, gram dương, vi khuẩn kỵ khí và vi khuẩn hiếu khí. Những bệnh thường được chỉ định sử dụng tetra như tiêu chảy cấp tính, viêm phổi, nhiễm khuẩn sinh dục, tiết niệu, đau mắt hột,…

     

    Răng bị nhiễm tetracycline

     

       Răng nhiễm tetra có màu vàng, đen nâu hay răng có những dãy màu đôi khi màu răng loang lổ. Đây là hiện tượng răng nhiễm màu hoàn toàn khác với răng bị nhiễm màu do thực phẩm hoặc không biết cách chăm sóc răng miệng tốt. Uống kháng sinh có thể khiến cho răng nhiễm màu ở một vị trí hoặc toàn bộ hàm răng.

       Tùy vào thời gian và liều lượng sử dụng thuốc mà răng bị tác động khác nhau. Răng bị tác động mạnh hơn khi người uống thuốc tuổi còn nhỏ hoặc phụ nữ đang mang thai. Tetra cũng tác động lên men răng làm men răng biến đổi màu và yếu đi.

    II.Nguyên nhân khiến răng nhiễm tetra

       Có nhiều nguyên nhân khiến răng bị vàng ố, có thể là do trong thời kỳ mang thai các bà mẹ đã sử dụng các loại kháng sinh như Tetracycline, Doxycycline hoặc Minocycline… nên khi đứa trẻ được sinh ra thì hàm răng sẽ bị nhiễm tetracycline. Hoặc khi còn nhỏ, trẻ đã uống các loại thuốc kháng sinh tetracycline nên khi trưởng thành hàm răng của trẻ bị nhiễm màu.

       Hơn nữa, do liều lượng thuốc kháng sinh đó nặng hay nhẹ mà mức độ nhiễm tetra sẽ nhiều hay ít nhưng thông thường màu sắc của răng sẽ trở nên vàng, xám xanh hoặc nâu. Vậy nên làm gì khi răng nhiễm Tetra ? và nên tẩy trắng răng ở cơ sở nha khoa nào?

       Để điều trị hiện tượng răng bị nhiễm tetra thì tẩy trắng răng là phương pháp hiệu quả nhất. Tuy nhiên, những người nhiễm tetra ở mức độ nặng thì phương pháp tẩy trắng răng vẫn chưa giải quyết triệt để mà phải sử dụng phương pháp dán veneer hoặc bọc răng sứ để đảm bảo hiệu quả tối đa để sức khỏe răng miệng được đảm bảo cũng như tính thẩm mỹ cao.

    III.Dấu hiệu nhận biết răng nhiễm tetracycline

       Nhận biết răng bị nhiễm tetracycline cũng rất đơn giản và có thể quan sát bằng mắt thường. Màu răng sẽ có sự biến đổi thất thường, chuyển từ màu trắng tự nhiên sang màu vàng, xám,… chỉ trong 1 thời gian ngắn.

       Sự thay đổi của màu răng có thể là với những dải màu khác nhau hoặc cả hàm răng. Thông thường, mọi người hay chủ quan cho tới khi răng đã đổi màu quá nhiều

     

    Biểu hiện của nhiễm tetra theo cấp độ

     

       Thậm chí, có trường hợp răng đã bị mòn thì mới để ý tới. Dưới đây là những cấp độ của tình trạng răng nhiễm Tetra.

    Phân loại cấp độ răng nhiễm tetracycline

    Mô tả

    Cấp độ 1

    Răng xuất hiện những ô vàng nhạt màu, phân bố không đồng đều và chủ yếu là nhiễm màu ở răng cửa.

    Cấp độ 2

    Màu răng bị nhiễm nặng hơn từ màu vàng đậm đến màu nâu hoặc màu xám và không có dải. Tình trạng này xuất hiện ở nhiều vị trí răng khác nhau.

    Cấp độ 3

    Răng xuất hiện các màu nâu xẫm, xám đen, tím xanh và có dải màu rõ rệt.

    Cấp độ 4

    Răng bị biến đổi màu cực mạnh, men răng có thể mòn và dải màu rõ rệt hơn. Trường hợp này thì không thể dùng biện pháp tẩy trắng để cải thiện màu răng.

    IV.Cách khắc phục tình trạng răng bị nhiễm Tetracycline

       Răng bị nhiễm màu Tetracycline khiến người bệnh mất đi sự tự tin khi cười, nói bởi vậy việc tìm kiếm giải pháp khắc phục tình trạng này là hết sức cần thiết. Về phương pháp khắc phục thì sẽ tùy thuộc vào độ nhiễm màu Tetra nhẹ hay nặng để có những phương pháp điều trị phù hợp.

    1.Răng nhiễm màu Tetracycline nhẹ

       Trường hợp này, màu của thuốc chưa ăn sâu vào bên trong thân răng, có thể sử dụng phương pháp tẩy trắng răng để khắc phục.

       Tẩy trắng răng là quá trình làm màu răng trắng hơn, kết hợp với năng lượng ánh sáng để tạo phản ứng oxi hóa, cắt đứt các chuỗi protein có màu trong răng, làm răng trắng hơn nhiều tông so với màu răng trước khi bị nhiễm màu.

       Phương pháp tẩy trắng răng Laser Whitening với ánh sáng đèn chiếu vào răng kết hợp cùng với thuốc tẩy trắng mang tới nhiều ưu điểm vượt trội trong quá trình tẩy răng.

     

    Tẩy trắng răng khi bị nhiễm kháng sinh

     

       Tại nha khoa Ân Tâm, quy trình tẩy trắng răng đã nghiên cứu kỹ càng và được thử nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn quốc tế. Toàn bộ nguyên liệu tẩy răng được nhập trực tiếp từ tại Mỹ, đảm bảo mang tới cho khách hàng quy trình tẩy răng an toàn và dễ chịu hơn. Khi tẩy trắng răng, bạn sẽ không cảm thấy đau nhức, buốt hay ê ẩm trong suốt thời gian thực hiện tẩy trắng cũng như sau khi kết thúc.

       Quá trình thực hiện tẩy răng khá đơn giản, nhanh chóng và mang lại hiệu quả trắng sáng trong 1 lần duy nhất.

    2.Với tình trạng nhiễm màu Tetracycline nặng

       Những trường hợp răng bị nhiễm màu Tetracycline nặng, ảnh hưởng vào sâu bên trong cấu trúc răng thì cách để khắc phục chính là sử dụng phương pháp dán sứ veneer hoặc bọc răng sứ.

    ♦ Dán răng sứ Veneer

       Mặt dán sứ là một lớp sứ mỏng được tạo hình tương tự như mặt trước của răng thật. Mỗi mặt dán sẽ có hình thể tương đồng với mỗi răng ở một vị trí nào đó.

       Tuy nhiên, nhược điểm của cách điều trị răng nhiễm màu Tetra bằng Veneer này là cần mài bớt một lớp men răng bên ngoài. Ngoài ra, chi phí cho phương pháp này cũng đắt hơn việc tẩy trắng răng.

    ♦  Bọc răng sứ

       Bọc sứ khác với dán sứ ở điểm là bọc sứ cần mài mòn cả thân răng và sứ được bọc vào cả thân răng chứ không riêng gì mặt trước của răng. Bọc răng sứ cũng có thể được áp dụng trên nhiều tình trạng răng miệng khác nhau. Đặc biệt là răng bị nhiễm tetra.

       Những răng bị nhiễm tetra lâu năm, có màu sắc quá sậm thì bọc sứ là một sự lựa chọn hoàn hảo. Sau khi bọc sứ thì răng trắng sáng trở lại như ban đầu. Răng hết ê buốt, nhạy cảm có thể ăn nhai thoải mái như răng bình thường.

       Hy vọng bài viết trên đây cung cấp, giúp bạn giải đáp thắc mắc về "Biểu hiện và cách khắc phục của răng nhiễm tetracycline". Bạn đang gặp phải vấn đề gì về răng miệng?Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp sớm nhất nhé.

       Nha khoa Ân Tâm là trung tâm nha khoa uy tín, được đông đảo khách hàng trong và ngoài nước lựa chọn là địa điểm khắc phục những khuyết điểm về răng của mình.

       Để biết thêm dịch vụ tại Nha khoa Ân Tâm, quý khách hàng có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0936 386 052 để được tư vấn miễn phí.

     

    Zalo
    Hotline