Răng chết tủy là gì?
Răng chết tủy là tình trạng răng bị nhiễm trùng và viêm do các tổn thương nặng không được điều trị kịp thời dẫn đến tình trạng chết tủy. Sau khi tủy răng bị hoại tử, người bệnh hầu như không còn cảm giác đau nhức và khó chịu trên răng nên việc nhận biết và điều trị gặp nhiều khó khăn.
Dấu hiệu nhận biết răng chết tủy
Bạn có thể nhận biết răng chết tủy thông qua một số dấu hiệu thường gặp như:
• Màu sắc răng có sự thay đổi rõ rệt, men răng dần chuyển sang màu nâu sậm, xám đen do đã không còn sự sống. Tình trạng đổi màu răng sẽ chỉ xảy ra tại những chiếc răng bị tổn thương nên rất dễ thấy sự thay đổi rõ rệt này.
• Khi dùng tay để sờ hay gõ nhẹ vào răng hầu như không có bất cứ cảm giác nào.
• Khoang miệng có mùi hôi dai dắng dù đã làm sạch răng kỹ lưỡng. Tình trạng này là do răng chết tủy có thể gây chảy dịch mủ ngoài chop răng dẫn đến phát sinh mùi khó chịu trong khoang miệng.
• Răng bị chết tủy để lâu sẽ xảy ra tình trạng lỏng lẻo, dễ lung lay, không thể ăn nhai được như bình thường được nữa.
• Những trường hợp răng bị chết tủy nghiêm trọng có thể vỡ thành nhiều mảnh, lỗ sâu lớn. Quan sát bên trong sẽ thấy nhiều mô màu đỏ hoặc hồng. Tình trạng này thường được gọi là viêm tủy triển dưỡng được đánh giá vô cùng nguy hại cho sức khỏe răng miệng.
Răng bị chết tủy chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:
♦ Do sâu răng
Sâu răng là nguyên nhân hàng đầu làm chết tủy răng. Khi bạn bị sâu răng, vi khuẩn sẽ ăn mòn lần lượt từ men răng, ngà răng. Sau khi phá hoại 2 loại bảo vệ răng này, vi khuẩn sẽ tấn công vào tủy.
Do đó, khi phát hiện sâu răng, bạn cần thăm khám nha khoa ngay lập tức để được thực hiện các phương pháp điều trị kịp thời, tránh gây tổn thương tủy.
♦ Do răng nứt, gãy, mẻ
Răng bị tổn thương sẽ làm cho các mạch máu và dây thần kinh nuôi dưỡng tủy bị tổn thương. Điều này làm phá hủy chức năng cung cấp dinh dưỡng cho tủy răng. Khi không nhận được chất dinh dưỡng đều đặn, răng sẽ bị chết tủy.
♦ Do viêm nướu
Viêm nướu, viêm lợi cũng là một trong những nguyên nhân gây chết tủy. Bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng, viêm nha chu, áp xe răng. Từ đó, răng sẽ bị suy yếu dần, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng và gây chết tủy.
Cách điều trị tình trạng răng bị chết tủy
Các bước trong quá trình điều trị răng chết tủy là:
♦ Bước 1: Thăm khám, chụp ảnh X-quang
Đầu tiên, nha sĩ sẽ tiến hành thăm khám và kiểm tra tình trạng tổn thương của tủy. Bác sĩ có thể trực tiếp quan sát bằng mắt và thực hiện chụp X-quang.
♦ Bước 2: Vệ sinh khoang miệng, gây tê
Bắt đầu quá trình điều trị, nha sĩ sẽ vệ sinh sạch khoang miệng của người bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ tiêm thêm thuốc gây tê để giảm bớt cảm giác đau nhức trong quá trình điều trị.
♦ Bước 3: Đặt đế cao su
Ở bước này, nha sĩ sẽ đặt đế cao su ôm sát vào thân răng. Mục đích nhằm ngăn chặn hóa chất được sử dụng trong quá trình điều trị không rơi vào cổ họng.
♦ Bước 4: Điều trị tủy
Trước tiên, bác sĩ sẽ tạo một đường có thể thông đến ống tủy. Tiếp theo chuyên gia sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ phần tủy bị viêm nhiễm ra bên ngoài. Ngay sau đó, nha sĩ sẽ sử dụng vật liệu để lấp đầy buồng tủy.
♦ Bước 5: Trám bít đầu ống tủy
Cuối cùng, nha sĩ sẽ tiến hành bọc răng sứ thẩm mỹ hoặc thực hiện hàn trám răng để phục hình răng như ban đầu.
Lưu ý chăm sóc và phòng ngừa tình trạng răng chết tủy
Để nhanh chóng phục hồi sau quá trình chữa răng chết tủy cũng như phòng tránh được bệnh, bạn cần chú ý đến những vấn đề sau:
• Hạn chế ăn đồ ăn quá cứng, dai, khó nhai, quá nóng hoặc quá lạnh để tránh ảnh hưởng đến tủy răng, men răng.
• Bổ sung các thực phẩm mềm, dễ nuốt, giàu vitamin, canxi, chất xơ giúp tăng cường sức khỏe răng miệng.
• Hãy luyện tập ăn chậm, nhai kỹ, tránh nhai liên tục 1 bên sẽ phòng ngừa được tình trạng nứt, vỡ răng.
• Chú ý vệ sinh răng miệng 2 lần mỗi ngày, đánh răng với bàn chải lông mềm và sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng thường xuyên.
• Hãy thăm khám nha khoa định kỳ hoặc tái khám theo chỉ định của bác sĩ để bảo vệ răng miệng, kịp thời phát hiện và xử lý nếu có hiện tượng răng chết tủy.
Mong rằng với thông tin trên của Nha Khoa Ân Tâm sẽ mang lại hữu ích cho bạn và giúp bạn đưa ra những quyết định cho mình!
Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ bọc răng sứ mà vẫn chưa biết loại răng sứ phù hợp với mình và chi phí như thế nào thì hãy đến trực tiếp phòng khám của Nha khoa Ân Tâm để được bác sĩ khám và tư vấn miễn phí.
Để biết thêm dịch vụ tại Nha Khoa Ân Tâm, quý khách hàng có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0936.386.052 để được tư vấn.