Răng sứ có bị mòn theo thời gian không?
Răng sứ hoàn toàn có thể bị mòn mặt nhai theo thời gian do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù răng sứ có khả năng chống mài mòn rất tốt nhưng bề mặt hai răng đối diện tiếp xúc với nhau lâu ngày vẫn sẽ dẫn đến hiện tượng mài mòn. Bên cạnh đó, chế độ chăm sóc tại nhà không đúng cách cũng là yếu tố thúc đẩy quá trình mài mòn răng sứ diễn ra nhanh hơn.
Răng sứ bị mài mòn sẽ có những dấu hiệu điển hình như:
• Lớp ngoài cùng của răng sứ bị tổn thương, trở nên bằng phẳng hơn so với lúc ban đầu.
• Cùi răng thật trở nên nhạy cảm hơn, dễ gặp phải tình trạng ê buốt khi ăn những thực phẩm nóng/lạnh.
• Cùi răng bị mất đi lớp bảo vệ bên ngoài nên vi khuẩn gây hại dễ dàng tấn công và bị viêm nhiễm.
• Răng sứ trông ngắn hơn những chiếc răng còn lại trên cung hàm, gây mất thẩm mỹ hàm răng.
Nguyên nhân làm cho răng sứ bị mòn
Có rất nhiều nguyên nhân làm cho răng sứ bị mòn:
• Các thức ăn lên men, thực phẩm chua sẽ có khả năng làm bào mòn men răng.
• Tật nghiến răng khi ngủ sẽ gây mòn mặt nhai của răng hàm.
• Các thói quen xấu như: cắn móng tay, dùng răng để mở nắp chai, nhai vật cứng,… cũng có thể làm vỡ mẻ men răng sứ.
• Nếu bạn uống ít nước hoặc mắc một số bệnh lý dẫn đến bị khô miệng. Khi đó, nước bọt tiết ra ít khiến cho acid bám trên răng lâu hơn, làm tăng nguy cơ mòn răng lên nhiều lần.
• Việc đánh răng quá nhiều lần trong ngày, sử dụng bàn chải lông quá cứng, chải răng quá mạnh theo chiều ngang có thể gây ra tình trạng mòn cổ răng sứ.
• Thói quen nhai 1 bên: Việc ăn nhai không đồng đều các bên trong cung hàm dẫn tới tình trạng một bên phải chịu lực ma sát lớn, khi bạn sử dụng răng sứ ở bên này thì tình trạng mòn răng sẽ rất dễ xảy ra.
• Thường xuyên uống nước ngọt có ga: Các thành phần có trong loại đồ uống này sẽ gây nên mòn răng sứ mà ngay cả răng thật cũng bị ảnh hưởng tương tự.
• Một số yếu tố khác: Sai khớp cắn, bị trào ngược dạ dày, ăn quá nhiều trái cây giàu axit như cam, quýt, bưởi,..
Hậu quả của việc răng sứ bị mòn
Răng sứ là lớp mão sứ ở bên ngoài, bảo vệ cho phần cùi răng cũng như tủy răng bên trong. Khi răng sứ bị mòn, lớp ngoài cùng của răng sẽ bị tổn thương và để lại những hậu quả sau:
• Răng sứ bị mòn lâu ngày sẽ giảm tuổi thọ cũng như chất lượng sử dụng. Khi ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh sẽ đều có cảm giác ê buốt, thậm chí là đau nhức.
• Mòn răng sứ làm mất đi lớp men bảo vệ bên ngoài, răng dễ bị tác động bởi axit, vi khuẩn gây hại. Lúc này, nguy cơ hình thành các lỗ hỏng trên răng và các vấn đề về nướu, viêm nha chu, hôi miệng,..
• Khi lớp sứ bên ngoài bị tổn thương, tủy bên trong của răng cũng sẽ ảnh hưởng. Lúc này, tủy răng dễ bị tấn công bởi các tác nhân có hại, có nguy cơ gây viêm tủy, thậm chí là chết tủy.
• Nếu mòn răng sứ không được xử lý kịp thời, có thể dẫn đến mất răng, ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe răng miệng mà còn đến hình dáng và chức năng của miệng.
Khắc phục vấn đề răng sứ bị mòn
Đừng quá lo lắng về việc răng sứ có bị mòn không bởi bạn có thể khắc phục bằng những phương pháp sau đây:
• Bọc răng sứ mới: Đây là giải pháp tối ưu cho trường hợp răng sứ bị mòn nặng, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Bọc răng sứ mới giúp bảo vệ răng tốt hơn, cải thiện khả năng ăn nhai và mang lại nụ cười rạng rỡ. Trong trường hợp, răng bị mòn nhẹ, bạn có thể cân nhắc đến phương án dán răng sứ.
• Đeo máng nhai: Nếu răng sứ bị mòn do thói quen nghiến răng hoặc trào ngược dạ dày, bạn nên sử dụng máng nhai. Máng nhai được chế tạo từ chất liệu mềm mại, giúp bảo vệ răng khỏi tác động của nghiến răng và axit dạ dày.
• Thay đổi thói quen ăn uống: Nhai đều hai bên hàm, hạn chế thức ăn cứng, sử dụng bàn chải lông mềm và chải răng nhẹ nhàng là những cách đơn giản giúp bạn bảo vệ răng sứ.
• Hạn chế thức ăn và đồ uống không tốt cho răng: Tránh xa nước ngọt có gas, rượu bia, thức ăn nhiều đường để bảo vệ răng sứ khỏi axit và mảng bám.
• Sử dụng thuốc an toàn cho răng: Hạn chế sử dụng thuốc có dạng nhai hoặc ngậm lâu trong miệng, đặc biệt là thuốc có chứa axit hoặc sắt.
• Thăm khám nha sĩ ngay khi có dấu hiệu mòn răng sứ: Khi răng sứ bị mòn, bạn cần đến nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và khắc phục kịp thời.
Cách hạn chế làm mòn răng sứ
Sau khi bọc răng sứ quý khách hàng cần phải quan tâm đến nhiều yếu tố nếu không muốn bị mòn răng. Bên dưới đây là một vài hướng dẫn dành cho bạn:
• Thay đổi thói quen chải răng, nên chải răng theo chiều dọc và sử dụng bàn chải có đầu lông tơ, mềm, mảnh.
• Tốt hơn hết nên kiêng sử dụng các loại thức uống có cồn, các loại thực phẩm chua.
• Sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút nên chải răng thật kỹ càng.
• Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám trên răng.
• Uống nhiều nước để tránh tình trạng khô miệng.
• Thăm khám răng định kỳ đều đặn 6 tháng/lần để bác sĩ có thể theo dõi kỹ càng tình trạng răng miệng.
Mong rằng với thông tin trên của Nha Khoa Ân Tâm sẽ mang lại hữu ích cho bạn và giúp bạn đưa ra những quyết định cho mình!
Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ bọc răng sứ mà vẫn chưa biết loại răng sứ phù hợp với mình và chi phí như thế nào thì hãy đến trực tiếp phòng khám của Nha khoa Ân Tâm để được bác sĩ khám và tư vấn miễn phí.
Để biết thêm dịch vụ tại Nha Khoa Ân Tâm, quý khách hàng có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0936.386.052 để được tư vấn.