Bọc răng sứ là một phương pháp thẩm mỹ khắc phục những khuyết điểm trên răng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng có nhiều khách hàng muốn đổi răng sứ mới. Vậy tháo răng sứ có đau không? Quy trình thực hiện như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Tháo răng sứ có đau không? Đó là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân quan tâm và muốn giải đáp trong quá trình lắp răng sứ.
Trên thực tế thì tháo răng sứ hoàn toàn không bị đau, bởi vì trước khi thực hiện việc tháo răng sứ các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê giúp làm giảm cảm giác bị đau đớn cho người bệnh.
Ngoài ra, việc tháo răng sứ có đau hay không còn phụ thuộc một phần vào cơ sở nha khoa và trình độ tay nghề của bác sĩ thực hiện. Vì vậy khi lựa chọn tháo răng sứ cần phải lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín để thực hiện tránh những biến chứng về sau.
Tháo răng sứ để bọc lại trong trường hợp nào.
Trong quá trình thực hiện, vật liệu nha khoa kém chất lượng, chế độ chăm sóc kém... thì một số trường hợp sau buộc phải tháo sứ như:
• Răng sứ bị nứt vỡ, bong rụng trong quá trình nhai cắn.
• Trường hợp răng sứ bị kênh cộm, cảm giác khi cắn không thật, bị đau nhức, cảm giác vướng víu khi ăn...
• Răng sứ không sát khít viền nướu, để lại khoảng hở giữa thân răng và nướu lợi, có dấu hiệu bị sâu.
• Răng sứ bị nhiễm màu, vàng ố, xỉn màu, đen viền nướu.
• Sau khi bọc sứ có biểu hiện chảy máu chân răng, đau nhức, viêm nướu, viêm nha chu.
Tuy nhiên, sau khi tháo răng sứ cũ ra bạn nên nhanh chóng lắp lại sứ mới vì răng gốc sẽ dễ bị nhiễm khuẩn nếu tiếp xúc với môi trường bên ngoài quá lâu.
Quy trình tháo răng sứ khá đơn giản và không tốn nhiều thời gian với các bước như sau:
Bước 1: Khám tổng quát và kiểm tra tình trạng sức khỏe.
Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát tình trạng răng, xác định nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng của răng miệng. Sau đó, vệ sinh khoang miệng sạch sẽ và tiến hành gây tê cho bệnh nhân.
Bước 2: Tiến hành tháo răng sứ.
Bác sĩ sẽ thực hiện nhiều cách tháo răng sứ khác nhau. Phương pháp tháo sẽ phụ thuộc nhiều vào trường hợp răng và tình trạng răng khác nhau.
Bước 3: Lấy dấu răng.
Sau khi đã tháo được răng sứ cũ ra thì các bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng đã mài để làm răng sứ mới thay thế cho chiếc răng sứ vừa mới được tháo gỡ. Mẫu hàm sẽ được gửi về phòng labo để chế tạo một chiếc răng sứ tương thích.
Bước 4: Thực hiện lắp lại mão sứ.
Bác sĩ sẽ tiến hành lắp lại mão sứ sau khi răng sứ mới được hoàn thành nó sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ và khôi phục lại chức năng ăn nhai.
Những lưu ý sau khi bọc lại răng sứ.
• Hạn chế các thực phẩm cứng, dai để không làm tổn thương đến răng sứ.
• Không ăn các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh vì răng sẽ bị nhạy cảm, ê buốt.
• Không nên sử dụng những thức uống đậm màu như trà, cà phê hoặc các nước ngọt có ga. Việc này sẽ đảm bảo được răng sứ luôn trắng sáng và có màu tự nhiên.
• Ưu tiên sử dụng các thực phẩm giàu canxi như: tôm, cua để giúp răng chắc, khỏe hơn.
• Đánh răng 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm, sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa để lấy sạch các mảng bám còn sót lại trong khoang miệng.
• Thực hiện khám răng định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ theo dõi tình trạng răng miệng và xử lý kịp thời nếu có vấn đề phát sinh.
Hy vọng với những thông tin trên đây, giúp bạn giải đáp được thắc mắc “ Tháo răng sứ có đau không? ” Đồng thời, qua đó lựa chọn cho mình địa chỉ bọc răng sứ uy tín để có hàm răng đẹp và ăn nhai thoải mái.
Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ bọc răng sứ mà vẫn chưa biết loại răng sứ phù hợp với mình và chi phí như thế nào thì hãy đến trực tiếp phòng khám của Nha khoa Ân Tâm để được bác sĩ khám và tư vấn miễn phí.
Để biết thêm dịch vụ tại Nha khoa Ân Tâm, quý khách hàng có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0936 386 052 để được tư vấn miễn phí.