TRÁM RĂNG SỨ CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

TRÁM RĂNG SỨ CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
19/03/2025 03:37 PM 6 Lượt xem

    Trám răng sứ bị hỏng, sứt mẻ có được không?

    Răng sứ được nén trong môi trường chân không dưới nhiệt độ cao và áp suất lớn. tuy nhiên, trong quá trình sử dụng răng sẽ không tránh khỏi tai nạn ngoài ý muốn như răng vỡ mẻ,..

    Nếu như là răng sinh lý bình thường, khi bị vỡ mẻ răng, có thể sử dụng vật liệu trám răng chuyên dụng như compostie hoặc amalgam để tạo hình miếng trám trùng với màu sắc cảu răng thật, phục hình lại phần men răng bị khuyết thiếu.

    Thế nhưng, trám răng sứ thì không thể thực hiện được vì các chất liệu trám răng dùng cho răng thật không tạo ra được kết nối bền chắc với bề mặt sứ. Hơn nữa, răng sứ lại được chế tạo từ khối sứ khá rắn chắc nên khi đã được tạo hình và hoàn tất không thể trám sứ để bù đắp thêm vào được.

    Để phục hình cho răng sứ lúc này, giải pháp duy nhất là tới gặp bác sĩ để làm lại răng sứ mới với phôi sứ khác. Giải pháp này tuy rằng tốn thời gian và tiền bạc, nhưng là giải pháp duy nhất có thể phục hình răng sứ khi bị sứt mẻ hoặc bị tổn thương hình thể.

    Nếu răng sứ chỉ bị chấn thương nhẹ, không ảnh hưởng quá nhiều tới khả năng ăn nhai thì bệnh nhân có thể duy trì răng thêm 1 thời gian, khi răng yếu có thể phục hình lại sau chứ không thể trám răng sứ được.

    Răng sứ mẻ gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

    Răng sứ bị sứt mẻ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến thảm mỹ trên gương mặt mà còn gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe như:

       • Gây tổn thương mô mềm (lưỡi, má, môi): răng sứ mẻ làm cho phần răng còn lại trở nên lởm chởm, sắc nọn, do vậy rất dễ cắn nhầm vào lưỡi, gây chảy máu và nhiễm trùng.

      • Răng bị yếu đi: các vết nứt, vỡ trên răng sẽ gây ảnh hưởng đến dây thàn kinh răng. Do đó, răng thường nhạy cảm và yếu hơn khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng, lạnh thất thường.

      • Mất răng: các vết nứt, mẻ làm cho chân răng bị lộ ra ngoài. Khi không còn lớp bọc bảo vệ, răng sẽ dần suy yếu và gãy rụng hoàn toàn.

      • Nhiễm trùng khoang miệng: nếu răng sứ mẻ, gãy sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sâu răng tấn công và gây nhiễm trùng. Thậm chí, nếu không điều trị ngay lập tức, vết nhiễm trùng còn có thể phát triển thành áp xe và lây sang các răng kế cận.

    Cách phòng tránh răng sứ bị mẻ

    Răng sứ bị mẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là ăn nhai vật cứng nên mới dẫn đến tình trạng như vậy. Bạn cần tránh cắn thức ăn quá cứng như xương, vỏ hải sản,… hoặc bật nắp bia, nhai đá…

    Tật nghiến răng khi ngủ cũng là một trong những nguyên do làm răng sứ không giữ được hình dáng ban đầu. Thế nên, bạn có thể đeo máng chống nghiến hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để khắc phục tình trạng này.

    Bên cạnh đó, nếu bạn chăm sóc răng sứ không tốt thì răng sứ cũng dễ bị mòn, dẫn đến nứt vỡ. Do vậy, bạn phải chải răng từ trên xuống, không chải ngang để tránh bị mòn cổ chân răng. Nên chọn bàn chải mềm để không làm tổn thương lớn đến răng sứ.

    Những trường hợp trên có thể đoán trước và phòng ngừa, nhưng nếu tai nạn đến bất ngờ thì không ai tránh khỏi. Để giảm mức độ nứt, mẻ vì tai nạn, bạn cần chọn nha khoa bọc sứ uy tín và loại răng sứ có chất lượng tốt nhất trong khả năng của mình.

    Mong rằng với thông tin trên của Nha Khoa Ân Tâm sẽ mang lại hữu ích cho bạn và giúp bạn đưa ra những quyết định cho mình!

    Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ bọc răng sứ mà vẫn chưa biết loại răng sứ phù hợp với mình và chi phí như thế nào thì hãy đến trực tiếp phòng khám của Nha khoa Ân Tâm để được bác sĩ khám và tư vấn miễn phí.

    Để biết thêm dịch vụ tại Nha Khoa Ân Tâm, quý khách hàng có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0936.386.052 để được tư vấn.

    Zalo
    Hotline