VÔI RĂNG LÀ GÌ?

VÔI RĂNG LÀ GÌ?
19/03/2025 03:56 PM 43 Lượt xem

    Vôi răng là gì?

    Vôi răng hay cao răng là những mảnh vụn thức ăn tích tụ lâu ngày và bị vôi hóa bởi hợp chất muối vô cơ có trong nước bọt (Calcium Phosphate hoặc các chất khoáng khác) trong môi trường miệng, vi khuẩn,… lâu dần trở nên cứng, bám chắc vào bề mặt răng, dưới mép lợi và không thể làm sạch bằng bàn chải thông thường.

    Các mức độ vôi răng

    Thông thường, vôi răng sẽ được chia thành 4 cấp độ:

     ♦ Cấp độ 1

    Là mức độ mà các mảng bám trên răng mới được hình thành. Lớp mảng bám trên răng mới được hình thành. Lớp mảng bám lúc này có tông màu nhạt và còn rất mỏng, khi quan sát khu vực đường viền nướu sẽ thấy một chút ánh trắng nhẹ. Ở cấp độ 1, các mảng bám có thể loại bỏ bằng cách đánh răng mỗi ngày nhưng không thể làm sạch triệt để.

    ♦ Cấp độ 2

    Ở cấp độ 2, các mảng bám thức ăn có màu sắc vẫn còn khá nhạt nhưng cứng và dày hơn nhiều so với cấp độ 1. Mảng bám trong giai đoạn này đã dính chặt vào chân răng, chỉ có thể bằng các dụng cụ cạo vôi răng chuyên dụng cạo vôi răng chuyên dụng.

    ♦ Cấp độ 3

    Vôi răng cấp độ 3 đã chuyển sang màu vàng đậm nên rất dễ nhận biết. Chúng dày và cứng, thường nằm ở mặt trong của răng và rất khó để loại bỏ. Có một số ít trường hợp, mảng bám sẽ hình thành và nằm ở mặt ngoài của răng.

    ♦ Cấp độ 4

    Đây là cấp độ nặng nhất, lúc này các mảng bám thường có màu rất đậm, thậm chí là màu đen. Chúng bắt đầu phá hủy chân răng, xuống xương hàm và tìm ẩn nhiều hậu quả nghiệm trọng cho sức khỏe răng miệng.

    Nguyên nhân gây ra vôi răng

    Vôi răng có thể được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

      • Thói quen ăn uống không lành mạnh: đồ uống có ga, đồ ngọt, rượu, thuốc lá, cà phê và trà đều có thể gây ra vôi răng.

      • Chăm sóc răng miệng không đúng cách: nếu bạn không đánh răng đủ lâu hoặc không đúng cách, vôi răng có thể dễ dàng hình thành trên bề mặt răng.

      • Thiếu vệ sinh răng miệng: nếu bạn không sử dụng chỉ nha khoa hoặc không súc miệng sau khi ăn uống, vi khuẩn và mảng bám thức ăn có thể tích tụ và gây ra vôi răng.

      • Bệnh lý răng miệng: các bệnh lý như viêm nướu, sâu răng hay viêm lợi có thể làm cho bề mặt răng dễ bị vôi hóa hơn.

      • Yếu tố di truyền: nếu trong gia đình bạn có người bị vôi răng, khả năng bạn cũng sẽ gặp phải vấn đề này là rất cao.

    Quy trình cạo vôi răng tại Nha khoa Ân Tâm

     ♦ Thăm khám

    Không riêng gì cạo vôi răng, tất cả các thủ thuật nha khoa đều cần trải qua bước đầu tiên là thăm khám và đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng.

    Bác sĩ cần xem xét trực tiếp để đánh giá tình trạng và mức độ tổng thể và chi tiết của từng răng. Từ đó đưa ra phương án chăm sóc răng miệng phù hợp và báo cho bệnh nhân nếu xuất hiện các bệnh lý khác.

     ♦ Vệ sinh khoang miệng

    Khách hàng sẽ được sát khuẩn và vệ sinh bằng dung dịch chuyên dụng để đảm bảo khoang miệng được hạn chế vi khuẩn tối đa, ngừa tình trạng viêm nhiễm ngầm có nguy cơ phát triển.

     ♦ Tiến hành cạo vôi

    Một thiết bị cạo vôi chuyên dụng với tần số rung cực cao sẽ được bác sĩ sử dụng để làm bong tróc các mảng vôi răng bám trên răng. Các mảng vôi bám sâu dưới nướu và cổ răng khó nhìn thấy được bằng mắt thường sẽ được bác sĩ cạo ra một cách cẩn thận và không gây đau nhờ vào đầu rung siêu âm của thiết bị cạo vôi.

     ♦ Đánh bóng răng

    Sau khi hoàn tất quá trình cạo vôi, bác sĩ sẽ loại bỏ sạch sẽ những vụn cao răng còn sót lại. Sau đó sử dụng chổi đánh bóng và thuốc đánh bóng để tạo độ bóng, sáng trên bề mặt thân răng. Răng sẽ trông nhẫn, mịn và sáng bóng hơn đồng thời giúp ngăn cản các vụn thức ăn và vi khuẩn có thể bám dính trở lại vào thân răng.

    Những lưu ý sau khi cạo vôi răng

     

      • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhiều rau xanh

      • Sau khi lấy vôi răng, nướu và men răng rất nhạy cảm nên cần chăm sóc đúng cách để tránh bị vi khuẩn xâm nhập và tích tụ tại mảng bám. Một số lưu ý dó là:

      • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, nhiệt độ quá cao hoặc thấp có thể làm men răng tổn hại, gây ê buốt.

      • Không nên sử dụng rượu bia, thuốc lá, các loại thực phẩm tối màu như trà, cà phê, nước ngọt.

      • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy mà buổi tối trước khi đi ngủ. Lưu ý, sử dụng bàn chải đánh răng mềm, lực vừa phải, tránh gây tổn thương không đáng có lên bề mặt răng.

      • Kết hợp sử dụng nước muối sinh lý, chỉ nha khoa để làm vụ thức ăn còn sót lại sau mỗi bữa ăn.

    Nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn nào trong việc ăn uống sau khi nhổ răng khôn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa.

    Mong rằng với thông tin trên của Nha Khoa Ân Tâm sẽ mang lại hữu ích cho bạn và giúp bạn đưa ra những quyết định cho mình!

    Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ bọc răng sứ mà vẫn chưa biết loại răng sứ phù hợp với mình và chi phí như thế nào thì hãy đến trực tiếp phòng khám của Nha khoa Ân Tâm để được bác sĩ khám và tư vấn miễn phí.

    Để biết thêm dịch vụ tại Nha Khoa Ân Tâm, quý khách hàng có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0936.386.052 để được tư vấn.

    Zalo
    Hotline