RĂNG BỌC SỨ BỊ VIÊM TỦY PHẢI LÀM SAO? | NHA KHOA ÂN TÂM | THẾ GIỚI RĂNG SỨ

RĂNG BỌC SỨ BỊ VIÊM TỦY PHẢI LÀM SAO? | NHA KHOA ÂN TÂM | THẾ GIỚI RĂNG SỨ

RĂNG BỌC SỨ BỊ VIÊM TỦY PHẢI LÀM SAO? | NHA KHOA ÂN TÂM | THẾ GIỚI RĂNG SỨ

RĂNG BỌC SỨ BỊ VIÊM TỦY PHẢI LÀM SAO?

Nguyên nhân răng bọc sứ bị viêm tủy

Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng bọc sứ bị viêm tủy, trong đó phải kể đến:

 ♦ Tay nghề nha sĩ kém, không có chuyên môn

Nguyên nhân gây viêm tủy răng trước hết là do tay nghề bác sĩ kém, thực hiện không đúng kỹ thuật, mài răng quá nhiều gây xâm lấn đến tủy. Tình trạng này khiến khách hàng bị đau nhức và ê buốt răng kéo dài.

 ♦ Chưa điều trị triệt để bệnh viêm tủy

Trước khi bọc răng sứ, khách hàng có thể đã bị viêm tủy nhẹ. Nhưng bác sĩ nha khoa đã không kiểm tra và điều trị bệnh lý. Điều này khiến cho tình trạng viêm tủy ngày càng trở nặng và khó điều trị hơn sau khi gắn mão răng sứ.

 ♦ Sử dụng răng sứ kém chất lượng

Hiện nay trên thị trường, răng sứ trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ rất nhiều. Thành phần của những loại răng sứ này thường chứa nhiều tạp chất, dễ làm khoang miệng bị kích ứng và gây ra tình trạng viêm tủy răng.

 ♦ Vệ sinh răng miệng kém

Nếu không thường xuyên vệ sinh răng miệng sẽ làm vụn thức ăn thừa tích tụ lên răng. Điều này tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây hại phát triển và gây ra hàng loạt các bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, viêm tủy răng,..

Răng bọc sứ bị viêm tủy có nguy hiểm không?

Bất kỳ một loại bệnh lý nào cũng gây ra những mức độ nguy hiểm nhất định cho răng miệng. Và viêm tủy răng cũng không ngoại lệ.Nếu không may bị viêm tủy răng, bạn có thể phải đối mặt với:

 ♦ Hư hỏng toàn bộ chân răng thật

Viêm tủy răng quá lâu không điều trị sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn ngày càng xâm nhập sâu vào răng, phá hủy toàn bộ men răng. Để tránh lây lan những chiếc răng khác, bạn buộc phải nhổ bỏ chiếc răng bị viêm tủy.

 ♦ Đau nhức kéo dài

Đây có lẽ là nỗi ám ảnh của rất nhiều khách hàng bị viêm tủy sau khi bọc sứ. Bạn phải đối mặt với những cơn đau kéo dài và bất chợt do viêm tủy gây ra. Bệnh thường diễn ra lúc ban đêm khiến giấc ngủ và cuộc sống sinh hoạt bị ảnh hưởng rất nhiều.

 ♦ Tốn kém chi phí và thời gian

Nếu may mắn phát hiện sớm, bác sĩ sẽ bỏ toàn bộ răng sứ cũ và điều trị viêm tủy. Tiếp theo là thay răng sứ mới. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe quá nhiều nhưng lại khiến bạn tốn kém thời gian và tiền bạc.

Cách khắc phục tình trạng răng bọc sứ bị viêm tủy

Tùy vào tình trạng răng bọc sứ bị viêm tủy mà bác sĩ chỉ định hướng điều trị phù hợp:

  • Nếu viêm tủy nhẹ và phát hiện ở giai đoạn sớm, chưa ảnh hưởng nhiều đến cùi răng thật, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy răng dứt điểm, sau đó bọc lại mão sứ mới.

  • Nếu viêm tủy nặng, ảnh hưởng toàn bộ răng, cách tốt nhất là nhổ bỏ răng để tránh ảnh hưởng các răng khác. Sau đó, bệnh nhân nên phục hình răng càng sớm càng tốt để khôi phục chức năng ăn nhai, ngăn ngừa tiêu xương hàm và nhiều biến chứng khác. Hiện nay, trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng mất tối ưu, giúp cải thiện thẩm mỹ và ăn nhai cho bệnh nhân.

Biện pháp ngăn ngừa răng bọc sứ bị viêm tủy

Răng bọc sứ bị viêm tủy là một trong những biến chứng nguy hiểm. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn cần thực hiện các biện pháp sau đây:

 ♦ Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Vệ sinh, chăm sóc răng miệng sạch sẽ, kỹ lưỡng là cách tốt nhất để duy trì tuổi thọ răng sứ và ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, chú ý chải răng nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật.

  • Nên sử dụng loại bàn chải lông mềm để tránh làm mô nướu bị tổn thương.

  • Thay bàn chải định kỳ 3-4 tháng/lần để ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm nhiễm tích tụ.

  • Lựa chọn các loại kem đánh răng có chứa flour để bảo vệ men răng chắc khỏe.

  • Sử dụng chỉ nha khoa kết hợp với cạo lưỡi sau khi ăn để loại bỏ mọi thức ăn thừa, mảng bám còn sót lại quanh kẽ răng.

  • Có thể sử dụng thêm nước súc miệng để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng.

  ♦ Chế độ ăn uống phù hợp

Để ngăn ngừa tình trạng sau khi bọc sứ bị viêm tủy, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống:

  • Ưu tiên ăn các móm ăn được nấu chín mềm, hạn chế ăn thức ăn quá dai, cứng để tránh làm tổn thương đến răng sứ bên ngoài.

  • Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều đường, có tính axit cao để bảo vệ men răng, ngăn ngừa tình trạng ố vàng, xỉn màu gây mất thẩm mỹ.

  • Ăn nhiều rau xanh, trái say, sữa chua, nhất là các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D để răng chắc khỏe hơn.

  • Uống nhiều nước để gia tăng độ ẩm và sự tiết nước bọt giúp khoang miệng được làm sạch, hạn chế mảng bám, vi khuẩn gây hại cho răng phát triển.

 ♦ Thăm khám răng miệng định kỳ

Tuân thủ lịch hẹn tái khám mà bác sĩ đã chỉ định để kiểm tra độ sát khít của mão sứ. Đồng thời thăm khám nha khoa 6 tháng/lần để phát triển và xử lý kịp thời các vấn đề bất thường nếu có.

Mong rằng với thông tin trên của Nha Khoa Ân Tâm sẽ mang lại hữu ích cho bạn và giúp bạn đưa ra những quyết định cho mình!

Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ bọc răng sứ mà vẫn chưa biết loại răng sứ phù hợp với mình và chi phí như thế nào thì hãy đến trực tiếp phòng khám của Nha khoa Ân Tâm để được bác sĩ khám và tư vấn miễn phí.

Để biết thêm dịch vụ tại Nha Khoa Ân Tâm, quý khách hàng có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0936.386.052 để được tư vấn.