BỊ ĐAU NHỨC SAU KHI TRÁM RĂNG?

BỊ ĐAU NHỨC SAU KHI TRÁM RĂNG?
19/03/2025 01:58 PM 7 Lượt xem

    Các trường hợp trám răng bị nhức.

    Nếu tình trạng trám răng bị nhức kéo dài sẽ khiến đời sống sinh hoạt cuản bạn gặp nhiều khó khăn như: ăn uống không ngon, ngủ không đủ giấc,.. Từ đó, chất lượng cuộc sống và hiệu quả làm việc cũng giảm theo. Tuy nhiên, không phải trường hợp nhức răng nào do trám răng cũng là bất thường.

     ♦ Trám răng xong bị nhức 

    Trám răng xong bị nhức là biểu hiện rất thường thấy. Do lúc này thuốc tê mới hết tác dụng, nên tình trạng đau nhức, ê buốt sau khi trám răng là điều không thể tránh khỏi.

    Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng bởi sau 1- 2 ngày, khi vật liệu trám bắt đầu tương thích với răng thật thì bạn sẽ không còn đau hay ê buốt.

     ♦ Răng trám lâu ngày bị nhức

    Trường hợp răng trám lâu ngày bị nhức, bạn cần phải đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay. Rất có thể răng của bạn đang bị kích ứng, tổn thương hoặc vật liệu trám đã mòn, khiến vi khuẩn xâm lấn vào bên trong tủy răng.

    Nguyên nhân răng trám bị nhức do đâu?

    Có rất nhiều bệnh nhân trước khi đến với Ân Tâm đã từng đi trám răng ở một phòng nha khác. Tuy nhiên, khi thăm khám, nha sĩ phát hiện, tình trạng ê buốt răng của bệnh nhân xuất phát từ việc nha sĩ thực hiện trước đó chưa điều trị sâu triệt để.

      • Sâu răng cửa, sâu răng hàm cần loại bỏ hoàn toàn, triệt để mô sâu răng trước khi hàn trám răng. Điều này là vô cùng quan trọng, quyết định thành công của mỗi ca trám răng. Nhưng vì lý do nào đó, nha sĩ không làm tốt công việc này sẽ khiến vi khuẩn còn sót lại, tiếp tục phát triển khiến răng trám bị đau nhức.

      • Tình trạng răng trám lâu năm bị nhức cũng liên quan đến việc bệnh nhân bị viêm tủy răng trước đó nhưng chưa được điều trị đã vội vàng trám răng. Tình trạng này nếu để lâu ngày còn ảnh hưởng đến xương hàm và gây ra áp xe răng rất nguy hiểm.

      • Một số khách hàng dị ứng với vật liệu hàn trám răng cũng là một trong những nguyên nhân khiến răng trám lâu ngày bị nhức. Để khắc phục tình trạng này, đòi hỏi nha sĩ cần phải khai thác yếu tố bệnh sử của bệnh nhân, đồng thời sử dụng những vật liệu trám an toàn, chất lượng cao.

      • Ngoài ra, thói quen chăm sóc răng miệng của bệnh nhân sau hàn trám không đúng, không cẩn thận cũng sẽ khiến răng trám bị nhức buốt. Nếu khách hàng thường xuyên sử dụng những đồ ăn quá cứng, thực phẩm chứa tính axit mạnh hay không đánh răng đúng cách cũng sẽ khiến tình trạng ê buốt răng sau trám gia tăng.

    Cách khắc phục tình trạng răng trám bị nhức.

    Khi những cơn đau nhức này làm phiền bạn, hãy tham khảo và áp dụng một số biện pháp sau đây:

      • Nếu chiếc răng hàm của bị đau do dị ứng với vật liệu trám, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân sử dụng một liệu vật liệu trám phù hợp hơn, thường là Composite – vật liệu trám đã được chứng minh là lành tính với cơ thể người.

      • Trường hợp chiếc răng hàm của bạn bị đau do trám răng  sai kỹ thuật gây ảnh hưởng đến khớp cắn hoặc miếng trám bị gãy, vỡ, bác sĩ sẽ tháo bỏ miếng trám cũ và thực hiện lại quy trình trám răng đúng chuẩn cho bạn.

      • Hoặc nếu xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý, bác sĩ cũng sẽ tháo bỏ miếng trám cũ, điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng và loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây bệnh. Sau đó có thể tiến hành trám lại hoặc bọc sứ tùy theo tình trạng cụ thể của chiếc răng.

    Cách phòng tránh đau nhức sau khi trám răng.

    Để tình trạng răng trám lâu năm bị nhức không diễn ra, bạn hãy chú ý tới một số vấn đề sau đây:

      • Khi làm vệ sinh răng hàng ngày, nên chải nhẹ nhàng trên răng và nướu, tránh lực tác động khiến vết trám bị ảnh hưởng.

      • Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa bám tại kẽ răng cũng như các vi khuẩn gây hại.

      • Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều axit, đồ ăn quá lạnh, quá nóng, quá dai hoặc quá cứng.

      • Súc miệng sau khi ăn để tránh men răng bị bào mòn do axit trong thực phẩm.

      • Đặc biệt, bạn cần chọn lựa các trung tâm nha khoa uy tín để đảm bảo các yếu tố về tay nghề bác sĩ, chất lượng, vật liệu,...

    Có rất nhiều bạn gặp tình trạng về răng miệng làm nụ cười chưa được đẹp, muốn cải thiện nụ cười hãy đến Nha khoa Ân Tâm để thăm khám và tư vấn miễn phí nhé.

    Để biết thêm dịch vụ tại Nha khoa Ân Tâm, quý khách có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0936 386 052 để được hỗ trợ.

    Zalo
    Hotline