Tình trạng bọc răng sứ bị lệch khớp cắn là gì?
Sau khi bọc sứ, hai hàm răng không còn tự nhiên, ăn khớp với nhau gọi là lệch khớp cắn. Điều này khiến việc ăn nhai trở nên khó khăn, lâu ngày có thể ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm, cấu trúc khuôn mặt và thậm chí gây ra các vấn đề tiêu hóa.
Một số biểu hiện thường gặp của tình trạng bọc răng sứ bị lệch khớp cắn:
• Cắn không thoải mái
• Đau nhức
• Mòn răng
• Nướu sưng đỏ
• Tiêu hóa kém
Nguyên nhân bọc răng sứ bị lệch khớp cắn
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng sau khi bọc răng sứ bị lệch khớp cắn. Cụ thể, nguyên nhân khiến cho răng sứ bị sai lệch khớp cắn như sau:
♦ Tay nghề bác sĩ lấy dấu hàm không chuẩn xác
Trong quy trình bọc răng sứ, lấy dấu hàm là bước thực hiện rất quan trọng. Thao tác này cần được thực hiện chuẩn xác để đem đến kết quả thẩm mỹ nha khoa như mong đợi.
Nếu lấy dấu hàm được thực hiện bởi những bác sĩ thiếu kinh nghiệm, tay nghề không tốt sẽ khiến cho thông số của dấu răng bị sai lệch, từ đó chế tác mão răng sứ có tỷ lệ không thích hợp, không ôm sát viền nướu, tạo ra khe hở giữa cùi răng thật và mão răng sứ, khiến lệch khớp cắn.
Lấy dấu hàm không chuẩn xác chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm xuất hiện tình trạng sai lệch khớp cắn sau khi bọc răng sứ, tạo cơ hội cho hại khuẩn xâm nhập, tấn công vào mem răng và tủy răng.
♦ Chế tác mão sứ sai tỷ lệ
Lấy dấu hàm không chuẩn xác sẽ khiến cho việc chế tác mão răng sứ bị sai lệch tỷ lệ. Từ đó, khớp cắn giữa 2 khung hàm sẽ có sự chênh lệch, làm ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và sinh hoạt trong cuộc sống thường ngày.
♦ Mài răng không chính xác
Trước khi bọc răng sứ, mài răng là bước thực hiện cần thiết. Nếu thao tác mài răng không được thực hiện đúng kỹ thuật, tỷ lệ mài răng quá nhiều hoặc quá ít đều sẽ khiến cho kết quả bọc răng sứ bị lệch khớp cắn. Nguyên nhân chủ yếu là do răng thật bị tổn hại quá nhiều, tỷ lệ giữa cùi răng thật và mão răng sứ không tương thích.
Ảnh hưởng khi bị bọc răng sứ bị lệch khớp cắn
Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn là tình trạng khớp cắn giữa hai hàm răng không khớp nhau,gây ra các vấn đề về thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng. Tình trạng này có thể gây ra những ảnh hưởng sau:
• Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: răng bị lệch khớp cắn do bọc sứ sẽ có hình dáng không đều, không cân đối, khiến nụ cười trở nên kém duyên.
• Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai: răng bị lệch khớp cắn do bọc sứ sẽ không thể ăn nhai hiệu quả, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc nhai thức ăn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tiêu hóa.
• Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng: răng bị lệch khớp cắn do bọc sứ có có thể khiến thức ăn giắt vào kẽ răng, khó vệ sinh, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,..
• Ảnh hưởng đến khớp thái dương: răng bị lệch khớp cắn do bọc sứ có thể gây áp lực lên khớp thái dương, dẫn đến đau đầu, mỏi hàm, thậm chí có thể gây ra các bệnh lý về khớp thái dương.
Phương pháp điều trị hiệu quả cho răng bị lệch khớp cắn do bọc sứ
Tùy thuộc vào mức độ lệch khớp cắn, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.
♦ Đối với trường hợp lệch khớp cắn nhẹ
Thay mão sứ mới: nếu nguyên nhân gây ra lệch khớp cắn là do mão sứ bị mài không chuẩn, bác sĩ sẽ tiến hành tháo mão sứ đã lắp ra và mài lại cùi răng cho chuẩn xác. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện lấy dấu mẫu hàm để tạo mão sứ mới, khớp chính xác với cùi răng gốc của khách hàng.
♦ Đối với trường hợp lệch khớp cắn vừa và nặng
• Niềng răng: nếu nguyên nhân gây ra lệch khớp cắn là do khớp cắn của bệnh nhân bị sai lệch, bác sĩ sẽ cần phối hợp với bác sĩ chỉnh nha để điều chỉnh khớp cắn trước khi tiến hành bọc răng sứ.
• Phẫu thuật chỉnh hàm: trong trường hợp lệch khớp cắn quá nặng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật chỉnh hàm để điều chỉnh khớp cắn. Sau khi khớp cắn được điều chỉnh chính xác, bác sĩ mới tiến hành bọc răng sứ.
Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn là tình trạng có thể điều trị được. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín và tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Chăm sóc răng sứ đúng tiêu chuẩn
Chế độ chăm sóc sẽ quyết định đến độ bền và tuổi thọ của răng bọc sứ. Chính vì vậy, ăn uống và vệ sinh răng miệng đúng cách cũng là một trong những biện pháp ngăn ngừa biến chứng sau khi bọc sứ, cụ thể như sau:
• Hạn chế các loại thực phẩm cứng trong giai đoạn đầu mới bọc răng sứ để tránh tình trạng mão sứ bị xô lệch hoặc nứt, vỡ. Sau một thời gian mão sứ đã ổn định, bạn có thể ăn nhai như bình thường.
• Vệ sinh răng miệng đúng cách theo chỉ định của nha sĩ để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất.
• Thăm khám răng miệng định kỳ để kiểm soát và xử lý các vấn đề phát sinh, tránh làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.
Mong rằng với thông tin trên của Nha Khoa Ân Tâm sẽ mang lại hữu ích cho bạn và giúp bạn đưa ra những quyết định cho mình!
Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ bọc răng sứ mà vẫn chưa biết loại răng sứ phù hợp với mình và chi phí như thế nào thì hãy đến trực tiếp phòng khám của Nha khoa Ân Tâm để được bác sĩ khám và tư vấn miễn phí.
Để biết thêm dịch vụ tại Nha Khoa Ân Tâm, quý khách hàng có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0936.386.052 để được tư vấn.