Phụ nữ mang thai dễ mắc phải các bệnh răng miệng nào?
Theo các chuyên gia nha khoa, phụ nữ khi mang thai sẽ có nguy cơ mắc các bệnh răng miệng cao hơn bình thường. Bởi lúc này, lượng canxi trong cơ thể sẽ thay đổi liên tục, thậm chí là còn bị thiếu hụt ở những người có sức khỏe yếu.
Khi mang thai, phụ nữ có sự thay đổi lớn về hoocmon. Điều này làm cho lợi bị sưng vào tạo ra sự tích tụ của chất vôi lây nhiễm vi khuẩn. Đây là nguyên nhân gây sâu răng và viêm lợi quanh chân răng.
Ngoài ra, với chế độ ăn uống nhiều đường và tinh bột cũng dễ làm các mảng bám cao răng hình thành và gây bệnh sâu răng. Bên cạnh đó, tuyến nước bọt của thai phụ trong thời kỳ mang thai cũng có sự thay đổi đáng kể. Lượng nước bọt tiết ra ít hơn sẽ cang làm tăng nguy cơ sâu răng.
Với phụ nữ mang thai mà bị sâu răng hay thường xuyên đau nhức răng thì cần lưu ý là không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
Để giảm bớt cảm giác đau, chị em có thể áp dụng các biện pháp dân gian như: chườm lạnh, ngậm nước muối ấm, massage nhẹ nhàng tại vị trí răng đau. Sau đó cần đến ngay các trung tâm nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra và tìm ra hướng xử lý kịp thời.
Có bầu nhổ răng được không?
Đối với vấn đề có bầu nhổ răng được không thì câu trả lời là việc nhổ răng không được khuyến khích đối với hầu hết mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu các vấn đề răng miệng của bạn nghiêm trọng thì phương pháp nhổ răng sẽ cần thiết trong những trường hợp sau:
• Mẹ bầu đau nhức răng dữ dội, không thuyên giảm và ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày.
• Các vấn đề hoặc bệnh lý răng miệng của mẹ bầu có nguy cơ nhiễm trùng. Không điều trị sẽ dẫn đến nhiễm trùng lan tỏa có nguy cơ gây nhiễm trùng máu và ảnh hưởng đến thai nhi.
• Các vấn đề răng miệng làm tăng nguy cơ tổn thương vĩnh viễn cho răng và nướu.
Tóm lại về câu trả lời cho thắc mắc có bầu nhổ răng được không nếu không gặp trường hợp đòi hỏi xử lý nha khoa khẩn cấp thì nha sĩ thường khuyên mẹ bầu nên trì hoãn việc nhổ răng. Bên cạnh đó, khi đi khám răng hoặc trước khi nhổ răng thì điều quan trọng là bạn cần thông báo với nha sĩ về việc mang thai. Nha sĩ có thể tư vấn cho chị em về việc có bầu nhổ răng được không hoặc trường hợp của bạn có nhất thiết phải nhổ răng không?
Cách chăm sóc sức khỏe răng miệng trong thai kỳ
Trong giai đoạn thai kỳ, để chăm sóc sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất, mẹ bầu nên chú ý các vấn đề sau đây:
• Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, cung cấp cho cơ thể các thực phẩm giàu vitamin C, B12, canxi….
• Hạn chế các món ăn nhiều đường và tinh bột vì đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra sâu răng, viêm tủy và tình trạng tiểu đường thai kỳ.
• Tránh ăn các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh để tránh làm răng bị kích thích gây đau nhức.
• Uống nhiều nước lọc mỗi ngày là giải pháp tốt nhất để tăng tuyến nước bọt ngăn ngừa các bệnh lý sâu răng gây ra.
• Chải răng đúng cách ít nhất 2 lần/ngày, kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch các mảng bám trên răng.
• Sau khi nôn nghén nên súc miệng lại với nước sạch loại bỏ nước bọt chứa axit có khả năng mòn men răng.
• Khi đánh răng nên chọn loại bàn chải lông mềm và loại kem đánh răng phù hợp để tránh làm tổn thương răng.
• Khám răng định kỳ 3-6 tháng/lần tại những nha khoa uy tín để kiểm soát được tình trạng răng miệng. Lấy cao răng 6 tháng/lần sẽ giúp phòng ngừa sâu răng, chảy máu chân răng và viêm lợi.
Các phương pháp giảm đau tại nhà
Trong trường hợp chưa thể thu xếp thời gian đến gặp bác sĩ nha khoa, mẹ bầu có thể sử dụng kết hợp các mẹo dưới đây để giảm đau tại nhà:
• Sử dụng nước muối ấm để làm sạch răng miệng hằng ngày. Hoặc có thể dùng nước muối sinh lý hoặc dùng muối ăn pha loãng. Nên ngậm thêm nước muối ấm khoảng 3-5 phút để làm sạch hiệu quả, giảm đau tốt hơn.
• Có thể rửa sạch tay, rồi dùng ngón tay mát-xa nhẹ nhàng vùng răng bị đau. Thao tác mát-xa sẽ giúp tác động nhẹ nhàng để các tinh thể muối thẩm thấu vào vùng niêm mạc bị viêm nhiễm. Từ đó sẽ làm giảm đau nhanh, hiệu quả hơn.
• Giã nhỏ gừng hoặc tỏi rồi trộn thêm một ít muối đặt lên vị trí răng bị sâu. Hoặc lấy đá vào túi chườm bên ngoài má tại vùng răng đau, mức độ đau nhức sẽ giảm đáng kể.
• Trong một số ít trường hợp, nếu răng bị viêm nhiễm nặng bác sĩ sẽ tiến hành làm những thủ thuật vệ sinh vùng viêm nhiễm, sau đó kê toa thuốc giảm đau phù hợp với mẹ bầu với liều lượng phù hợp khi đã kiểm tra kỹ lưỡng.
Mong rằng với thông tin trên của Nha Khoa Ân Tâm sẽ mang lại hữu ích cho bạn và giúp bạn đưa ra những quyết định cho mình!
Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ bọc răng sứ mà vẫn chưa biết loại răng sứ phù hợp với mình và chi phí như thế nào thì hãy đến trực tiếp phòng khám của Nha khoa Ân Tâm để được bác sĩ khám và tư vấn miễn phí.
Để biết thêm dịch vụ tại Nha Khoa Ân Tâm, quý khách hàng có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0936.386.052 để được tư vấn.