ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG CÓ ĐAU KHÔNG?

ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG CÓ ĐAU KHÔNG?
18/03/2025 08:27 PM 8 Lượt xem

      Khi được yêu cầu điều trị tủy răng, hầu hết mọi người đều cảm thấy e ngại bởi việc điều trị có thể sẽ rất đau. Nhiều người còn lo sợ những vấn đề có thể gặp phải sau khi lấy tủy. Nhưng sự thật có đúng như thế không? Trong bài viết dưới đây nha khoa Ân Tâm sẽ chia sẻ một số kiến thức giúp các bạn hiểu thêm về điều trị tủy răng, cùng tìm hiểu nhé!

    I. Thế nào là điều trị tủy răng?

      Tủy răng thực chất là một tổ chức liên kết chứa các dây thần kinh và mạch máu nằm ở giữa răng. Tủy có vai trò là mạch sống nuôi dưỡng răng và nhận diện cảm xúc. Do đó khi tủy răng bị tổn thương sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng, viêm tủy. Biểu hiện thường là: sưng, đau hoặc tê buốt mỗi khi ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

     Răng bị sâu ảnh hưởng đến tủy

      Chính vì vậy, lấy tủy răng là vô cùng cần thiết để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, loại bỏ những mô tủy đã bị nhiễm trùng và bảo tồn được răng thật. Từ đó giúp người bệnh không còn phải chịu cảm giác đau đớn.

      Điều trị tủy răng là phương pháp lấy bỏ phần tủy bị viêm hay đã chết nằm sâu trong thân răng. Bên cạnh đó, làm sạch khoảng trống còn lại bên trong răng, tạo hình dạng ống tủy và trám bít lại nhằm bít kín ống tủy đã bị hở.

    II.  Những trường hợp cần điều trị tủy răng

    ✦  Răng bị mẻ vỡ lớn hoặc sâu răng nặng làm lộ tủy, viêm tủy, nhiễm trùng trong xương nên phải lấy tủy.

    ✦  Nhức răng âm ỉ với mức độ tăng dần và răng có thể hơi lung lay.

    ✦  Răng bị đau hoặc nhói khi nhai, nhạy cảm với thức ăn nóng lạnh.

    ✦  Đau nhức răng liên tục, lan đến đầu, nhất là về ban đêm, uống thuốc giảm đau cũng không hết đau. Sau một thời gian răng sẽ hết đau do tủy đã chết và hoại tử, tạo thành ổ nhiễm trùng có thể lan rộng trong xương. Trường hợp này bạn vẫn cần lấy tủy để làm sạch ổ nhiễm trùng, ngăn ngừa xương không bị phá hủy.

    ✦  Xuất hiện mụn mủ trắng ở lợi gần chân răng, mụn này nổi lên rồi biến mất và sau đó cứ tái đi tái lại. Mụn mủ không gây đau nhức nhưng rất hôi miệng do bị nhiễm trùng, chính vì vậy cần lấy tủy để loại bỏ ổ nhiễm trùng này.

     

    Những trường hợp cần điều trị tủy răng

    III.  Điều trị tủy có đau không?

      Tủy răng rất quan trọng đối với cấu trúc răng, được coi như sự sống của một chiếc răng. Với kỹ thuật nha khoa hiện đại, điều trị tủy không còn là nỗi sợ đối với những bệnh nhân có chỉ định điều trị tủy.

      Sau khi được thăm khám, chụp phim X – quang, tư vấn và trao đổi kế hoạch điều trị. Sau đó, nếu bệnh nhân đồng ý thực hiện, quy trình điều trị tủy tại Nha khoa Ân Tâm sẽ diễn ra như sau:

    - Bước 1: Vệ sinh răng miệng bao gồm lấy cao răng và đánh bóng nhằm làm sạch các mảng bám trên răng và loại bỏ vi khuẩn.

    - Bước 2: Gây tê để làm giảm cảm giác đau trong những trường hợp đang có cơn đau cấp tính hoặc các trường hợp bệnh nhân yêu cầu.

     

    Gây tê trước khi điều trị tủy

    - Bước 3:  Điều trị tủy: Đây là một bước rất quan trọng trong quá trình điều trị nội nha và là giai đoạn chiếm nhiều thời gian nhất trong cả kế hoạch, đòi hỏi bạn phải đến phòng nha với nhiều lần hẹn, điều này còn tùy thuộc vào tình trạng răng của bạn. Bác sĩ sẽ mở tủy từ mặt sau của các răng trước, hay mặt nhai của các răng cối nhỏ và răng cối lớn. Sau khi làm sạch hết tủy bệnh, buồng tủy và ống tủy, làm rộng và tạo dạng để chuẩn bị trám bít.

     

     Các bước điều trị tủy

      Nếu cần nhiều hơn 1 lần hẹn, bác sĩ sẽ đặt miếng trám tạm trên thân răng hở để bảo vệ răng giữa các lần hẹn. Ở lần hẹn cuối cùng, bác sĩ sẽ tháo bỏ miếng trám tạm, buồng tủy và ống tủy sẽ được trám bít vĩnh viễn.

      Bạn nên đến thăm khám nha khoa khi thấy các dấu hiệu đau răng thành từng cơn, vừa đau vừa buốt hoặc chỉ đau mà không buốt, đau nhẹ tại chỗ hoặc đau xung quanh tổ chức răng để phát hiện viêm tủy và có các phương án điều trị kịp thời. Nếu có chỉ định điều trị tủy bởi các bác sĩ thì bạn nên thực hiện điều trị tủy càng sớm càng tốt để có một nụ cười chắc khỏe bạn nhé.

    IV. Sau khi lấy tủy răng có đau không?

      Theo các bác sĩ Nha khoa Ân Tâm, sau khi lấy tủy răng xong sẽ xuất hiện 2 trường hợp.

    - Triệu chứng bình thường 

      Dù quá trình lấy tủy răng đạt đúng tiêu chuẩn thì bạn vẫn có thể xuất hiện các triệu chứng sau (và các triệu chứng này là hoàn toàn bình thường, không gây nguy hiểm đến răng miệng):

    • Xuất hiện dấu hiệu ê buốt nhẹ, nhức tại vùng răng vừa được lấy tủy. 
    • Khi nhai sẽ xuất hiện tình trạng hơi ê buốt.
    • Khi sờ vào vùng răng được lấy tủy sẽ thấy đau nhức nhẹ.

      Tuy nhiên cảm giác này chỉ kéo dài khoảng 1 – 2 ngày, sau đó người bệnh sẽ sinh hoạt và ăn uống như bình thường.

    - Vấn đề bất thường sau lấy tủy răng

      Khi việc lấy tủy răng gặp sai sót trong quá trình, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng bất thường dưới đây. Lúc đó, hãy đến ngay nha khoa để được kiểm tra chính xác:

    • Tình trạng đau nhức kéo dài ngay cả khi bạn không ăn uống.
    • Nướu có tình trạng sưng đau.
    • Nướu xuất hiện các nốt nhỏ li ti và chảy ra dịch vàng khi bạn ấn nhẹ vào đó.

    - Những lưu ý sau khi lấy tủy răng

      Sau điều trị tủy, răng thường rất yếu. Do đó, vấn đề chăm sóc miệng cần đặc biệt lưu ý, các bác sĩ nha khoa khuyến cáo:

    • Không nên ăn các thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, đồ ăn cứng;
    • Hạn chế nhai ở răng đã lấy tủy;
    • Chải răng nhẹ nhàng;
    • Dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng sau khi lấy tủy;
    • Tái khám sau lấy tủy để theo dõi tình hình sức khỏe của răng.

     Giải pháp bảo tồn răng sau khi lấy tủy

      Tại Nha khoa Ân Tâm các bác sĩ sau khi điều trị tủy răng luôn khuyến cáo khách hàng nên bọc răng sứ để bảo vệ cho những chiếc răng  đã lấy mất tủy.

     

      Hy vọng bài viết trên đây cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về câu hỏi “điều trị tủy có đau không?”. Đồng thời, qua đó đưa ra quyết định phù hợp nhất để có một nụ cười thật tự tin nhé.

      Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ “Điều trị tủy răng” thì hãy đến trực tiếp phòng khám của Nha khoa Ân Tâm để được tư vấn và khám hoàn toàn miễn phí 100%.

       Để biết thêm dịch vụ tại Nha khoa Ân Tâm, quý khách hàng có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0936 386 052 để được tư vấn nhé!

     

     

     

     

     

     

     

    Zalo
    Hotline