HÀM KHUNG LIÊN KẾT LÀ GÌ?

HÀM KHUNG LIÊN KẾT LÀ GÌ?
19/03/2025 03:55 PM 4 Lượt xem

    Hàm khung liên kết là gì?

    Hàm khung liên kết là một loại hàm được tạo ra chủ yếu bởi các liên kết, kết hợp giữa răng giả được đặt trên nướu giả bằng nhựa dẻo và kết cấu kim loại phía trong. Điều này giúp tạo ra một tổng thể vững chắc và ổn định. Loại hàm này thường được sử dụng trong trường hợp mất răng riêng lẻ, nhưng yêu cầu răng các răng còn lại trên cung hàm phải đủ mạnh mẽ để hỗ trợ hàm khung liên kết.

    Khi nào nên sử dụng hàm khung liên kết?

    Nha sĩ thường khuyến khích sử dụng loại hàm này để phục hình trong các trường hợp sau:

      • Người lớn tuổi không đủ sức khỏe để phục hình răng bằng phương pháp cố định như trồng răng Implant, bắc cầu răng sứ.

      • Bệnh nhân mất một hoặc một vài răng trên cung hàm nhưng không muốn mài răng, muốn bảo tồn tối đa các răng thật còn lại.

      • Bệnh nhân muốn phục hình răng mất với mức chi phí hợp lý hơn.

    Các loại hàm khung liên kết phổ biến

     ♦ Hàm khung kim loại

    Loại hàm này có khung được làm từ các hợp kim như Cr-Co, Ni-Cr hoặc Titan, với phần răng giả chế tạo từ sứ hoặc nhựa. Hàm khung kim loại thường được áp dụng trong các trường hợp mất một hoặc một vài răng trên cung hàm.

    Ưu điểm:

      • Độ bền cao, hạn chế tình trạng gãy vỡ trong quá trình sử dụng.

      • Khả năng truyền tải lực tốt, không ảnh hưởng đến các răng còn lại khi ăn nhai.

      • Thiết kế gọn nhẹ, ôm sát vào nướu, không gây cảm giác vướng víu hay ảnh hưởng đến khả năng phát âm.

      • Dễ tháo lắp, thuận tiện cho việc vệ sinh răng miệng.

      • Chi phí hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.

    Nhược điểm:

      • Cấu trúc phức tạp, yêu cầu thiết bị và kỹ thuật cao trong quá trình chế tạo.

      • Khó sửa chữa sau khi đã hoàn thiện khung hàm.

     ♦ Hàm khung Titan

    Đây là một loại hàm khung kim loại, với chất liệu Titan mang lại một số ưu điểm vượt trội so với các loại khung kim loại khác.

    Ưu điểm:

      • Titan có độ bền cao, giúp giảm thiểu tình trạng gãy vỡ.

      • Khung Titan nhẹ, nhỏ gọn, không gây cảm giác vướng víu trong miệng.

      • Độ bền chắc và khả năng ăn nhai tốt.

      • Quy trình thực hiện nhanh chóng và ít gây đau.

    Nhược điểm:

      • Không phù hợp với tất cả các đối tượng mất răng, chỉ áp dụng cho một số trường hợp nhất định.

      • Để đảm bảo độ chắc chắn, khung Titan cần được gắn vào răng thật, điều này có thể làm cho răng thật bị co kéo và yếu đi.

     ♦ Hàm khung liên kết Attachment

    Loại hàm này bao gồm khung kim loại, nướu bằng nhựa và răng giả làm từ sứ hoặc nhựa, được kết nối bằng các bản lề, giúp cố định hàm vào một hoặc nhiều răng thật. Khung hàm này giúp giảm độ dày của nướu giảm mang lại tính thẩm mỹ cao và hạn chế tác động lên các răng thật.

    Ưu điểm:

      • Không cần mài răng thật, bảo vệ cấu trúc răng nguyên vẹn.

      • Không gây cảm giác ê buốt khi ăn nhai.

      • Đảm bảo khả năng ăn nhai tốt, giúp nghiền nhỏ thức ăn dễ dàng.

      • Không gây hôi miệng.

      • Hiệu quả phục hình cao, đặc biệt là trong trường hợp mất nhiều răng.

    Nhược điểm:

      • Chi phí cao hơn so với hàm khung kim loại.

      • Hàm giả không cố định chắc chắn như phương pháp cấy ghép Implant.

      • Mỗi loại hàm khung liên kết đều có những đặc điểm và ưu nhược điểm riêng.

    Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của mỗi người, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại hàm phù hợp nhất.

    Quy trình làm hàm khung liên kết

    Quy trình làm hàm khung liên kết thường bao gồm các bước sau:

     ♦ Bước 1: Thăm khám tổng quát và tư vấn

      • Bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát sức khỏe răng miệng của bạn để đánh giá tình trạng hiện tại.

      • Dựa trên kết quả khám và nhu cầu của bạn, bác sĩ sẽ tư vấn loại hàm khung phù hợp.

     ♦ Bước 2: Vệ sinh răng miệng

    Bác sĩ sẽ thực hiện quá trình vệ sinh răng miệng để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn.

     ♦ Bước 3: Lấy dấu mẫu hàm

      • Bác sĩ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để lấy dấu hàm và đo kích thước của răng.

      • Thông tin này sẽ được gửi về phòng Labo để thiết kế hàm khung phù hợp.

      • Ở bước lấy dấu mẫu hàm sẽ sử dụng các vật liệu lấy dấu đổ mẫu như: Alginate, thạch cao, cao su trộn… cùng các dụng cụ hỗ trợ việc lấy dấu.

     ♦ Bước 4: Lắp khung hàm

      • Trước khi lắp, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng một lần nữa để loại bỏ vi khuẩn và tránh viêm nhiễm.

      • Sau đó, khung hàm sẽ được lắp vào răng và được kiểm tra và điều chỉnh nếu cần.

     ♦ Bước 5: Hướng dẫn sử dụng

    Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách tháo, lắp và vệ sinh hàm giả và răng miệng một cách đúng cách để tránh tình trạng hôi miệng và các vấn đề khác.

    Lưu ý khi sử dụng hàm khung liên kết.

    Để giữ gìn sức khỏe răng miệng và đảm bảo tuổi thọ hàm khung liên kết, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây trong quá trình sử dụng:

      • Đánh răng và vệ sinh hàm giả đều đặn 2 lần/ngày, sử dụng bàn chải lông mềm và thao tác nhẹ nhàng để tránh làm hỏng men răng và hàm giả.

      • Có chế độ ăn uống khoa học, hạn chế các loại đồ ăn thức uống nhiều đường, nhiều tinh bột, tránh xa rượu bia, thuốc lá để bảo vệ hàm giả và các răng thật còn lại.

     

      • Khi không sử dụng hàm giả, cần bảo quản cẩn thận để tránh làm chúng bị biến dạng.

      • Thăm khám nha khoa định kỳ 2 lần/năm hoặc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra tình trạng hàm giả và sức khỏe răng miệng.

    Mong rằng với thông tin trên của Nha Khoa Ân Tâm sẽ mang lại hữu ích cho bạn và giúp bạn đưa ra những quyết định cho mình!

    Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ bọc răng sứ mà vẫn chưa biết loại răng sứ phù hợp với mình và chi phí như thế nào thì hãy đến trực tiếp phòng khám của Nha khoa Ân Tâm để được bác sĩ khám và tư vấn miễn phí.

    Để biết thêm dịch vụ tại Nha Khoa Ân Tâm, quý khách hàng có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0936.386.052 để được tư vấn.

    Zalo
    Hotline