Răng bị ố vàng, nhiễm màu là vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Điều này khiến cho bạn mất tự tin trong giao tiếp. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng răng nhiễm kháng sinh? Giải pháp khắc phục như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Tetracycline là một kháng sinh dùng để điều trị các loại bệnh nhiễm khuẩn (vi khuẩn gram âm, gram dương, vi khuẩn hiếu khí, kỵ khí), nhưng lại gây thiếu sản men răng, ức chế sự phát triển của xương, làm răng bị đổi màu.
Răng nhiễm kháng sinh (nhiễm tetracyline) là hiện tượng răng bị ố màu (vàng, đen sậm hoặc màu răng loang lổ). Răng nhiễm kháng sinh là răng tối màu từ bên trong mô răng, nó hoàn toàn khác với nhiễm màu bắt nguồn từ thực phẩm.
Nguyên nhân khiến răng bị nhiễm kháng sinh.
Răng nhiễm Tetracycline có thể do sử dụng trực tiếp kháng sinh hoặc do di truyền.
• Do trẻ uống các thuốc này trước 7- 8 tuổi (giai đoạn men răng rất yếu và bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các tác động của thuốc) và khiến răng vĩnh viễn bị xạm màu răng.
• Do trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu sử dụng kháng sinh Tetracyline để hỗ trợ điều trị một số bệnh khiến màu răng của bé khi sinh ra bị ảnh hưởng.
Dấu hiệu nhận biết nhiễm màu tetracyline.
Nhận biết răng bị nhiễm tetracyline cũng rất đơn giản và có thể quan sát bằng mắt thường. Màu răng có sự biến đổi thất thường, chuyển từ màu trắng tự nhiên sang màu vàng, xám,.. chỉ trong 1 thời gian ngắn.
Sự thay đổi của màu răng có thể là với những dải màu khác nhau hoặc cả hàm răng. Thông thường, mọi người hay chủ quan cho tới khi răng đã đổi quá nhiều.
Ngoài ra, răng bị nhiễm kháng sinh thường yếu và dễ tổn thương hơn các răng khỏe mạnh ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, răng dễ bị ê buốt khi sử dụng thực phẩm nóng, lạnh.
Răng nhiễm kháng sinh không gây nguy hiểm đến sức khỏe cơ thể. Tuy nhiên nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ, khiến bản thân người bệnh cảm thấy tự ti và bị cản trở khi giao tiếp.
Cách khắc phục răng bị nhiễm kháng sinh.
Răng nhiễm màu Tetracyline nhẹ.
Nếu răng bị nhiễm màu nhẹ, kháng sinh chưa ăn sâu vào thân răng, tẩy trắng răng vẫn có thể phát huy tác dụng nếu được thực hiện đúng phương pháp.
Tẩy trắng răng chính là quá trình làm màu răng của bạn trắng hơn nhiều tông so với màu răng hiện bằng các hóa chất, kết hợp với năng lượng ánh sáng để tạo ra phản ứng oxy hóa, cắt đứt các chuỗi protein màu trong răng, làm cho răng trắng sáng hơn.
Răng nhiễm màu Tetracyline nặng.
Nếu răng nhiễm màu nặng, cấu trúc men răng thay đổi không thể khôi phục độ trắng bằng cách tẩy trắng răng. Giải pháp bọc răng sứ, mặt dán sứ Veneer là lựa chọn tối ưu để phục hình thẩm mỹ.
• Bọc răng sứ thẩm mỹ: Bản chất của bọc răng sứ không phải là tác động đến màu sắc thật của răng mà sử dụng một mão sứ bọc bao quanh răng thật từ rìa cắn đến viền nướu để che đi phần răng bị nhiễm màu. Các nha sĩ sẽ tiến hành mài cùi răng, lấy dấu răng và thiết kế cho bạn những chiếc răng phù hợp bằng công nghệ CAD/CAM với độ chính xác cao, khít khớp cắn.
• Mặt dán sứ Veneer: Bảo tồn tối đa mô răng thật, không cần mài hoặc mài siêu mỏng từ 0.2 – 0.5mm, mặt trong của răng được giữ nguyên, không hề chịu bất cứ tác động nào.
Cách phòng tránh răng nhiễm màu kháng sinh.
Để phòng tránh răng bị nhiễm màu Tetra, bạn cần thực hiện một số lưu ý sau đây:
• Giảm thiểu tối đa việc sử dụng các loại thuốc có chứa Tetracyline.
• Thực hiện việc khám răng định kỳ 6 tháng/lần.
• Đánh răng 2 lần/ngày
• Làm sạch răng hoặc dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng ít nhất 1 lần/ngày.
Hy vọng với chia sẻ ở trên giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Nha khoa Ân Tâm là trung tâm nha khoa uy tín, được đông đảo khách hàng trong và ngoài nước lựa chọn là địa điểm khắc phục những khuyết điểm về răng của mình.
Để biết thêm dịch vụ tại Nha khoa Ân Tâm, quý khách hàng có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0936 386 052 để được tư vấn miễn phí.