NHA KHOA BẢO TỒN CẤY GHÉP IMPLANT ALL ON 4 VÀ ALL ON 6 TOÀN HÀM

NHA KHOA BẢO TỒN CẤY GHÉP IMPLANT ALL ON 4 VÀ ALL ON 6 TOÀN HÀM
19/03/2025 04:00 PM 7 Lượt xem

     Cấy ghép All-on-4 và All-on-6 là hai kỹ thuật trồng răng Implant hiện đại, đặc biệt dành cho những người mất răng toàn hàm. Đây là giải pháp phục hình răng cố định trên Implant, giúp khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ tự nhiên, đồng thời ngăn ngừa tiêu xương hàm, cải thiện sức khỏe răng miệng lâu dài.

    1. Cấy ghép Implant All On là gì?

    Kỹ thuật cấy ghép Implant All-on là giải pháp phục hình tối ưu cho người mất răng toàn hàm, giúp thay thế toàn bộ hàm răng chỉ với 4 – 6 trụ Implant thay vì phải cấy ghép từng răng với số lượng lớn trụ. Phương pháp này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn giảm thiểu cảm giác nặng nề, mang lại sự thoải mái và tính thẩm mỹ cao.

    2. Các phương pháp cấy ghép Implant toàn hàm

    Hiện nay, có nhiều phương pháp phục hình răng toàn hàm bằng Implant, phù hợp với từng tình trạng răng miệng, cấu trúc xương hàm và nhu cầu khác nhau của bệnh nhân. Trong đó, 2 phương pháp phổ biến nhất được áp dụng rộng rãi bao gồm:

     

    1.1. Implant All-on-4

    Thay vì cấy ghép từng trụ Implant đơn lẻ cho mỗi vị trí răng mất, kỹ thuật All-on-4 chỉ cần sử dụng 4 trụ Implant đặt vào các vị trí chiến lược trên xương hàm để nâng đỡ toàn bộ hàm răng giả cố định bên trên. Đây là giải pháp giúp phục hồi răng nguyên hàm với số lượng trụ tối giản, nhưng vẫn đảm bảo độ vững chắc và chức năng ăn nhai gần như răng thật.

    Cụ thể, vị trí cấy ghép 4 trụ Implant sẽ được phân bố như sau:


    • Hai trụ Implant phía trước: Được đặt thẳng đứng tại vị trí răng cửa, nơi mật độ xương hàm thường còn tốt, ít bị tiêu hõm nhất.

    • Hai trụ Implant phía sau: Được đặt nghiêng khoảng 30 – 45 độ ở vị trí răng hàm, nhằm tối ưu khả năng bám vào vùng xương hàm chắc khỏe còn lại, đồng thời tránh đi những khu vực dễ tổn thương như xoang hàm trên hoặc vùng thần kinh ở hàm dưới.

    * Vì sao trụ Implant phía sau được cấy nghiêng?

    Việc cấy nghiêng 2 trụ Implant phía sau chính là điểm cải tiến đặc biệt của kỹ thuật All-on-4. Điều này mang lại nhiều lợi ích:

    • Tận dụng phần xương hàm còn tốt: Những người mất răng toàn hàm lâu năm thường bị tiêu xương ở vùng răng hàm sau, nhưng phần xương phía trước vẫn còn tốt. Đặt trụ nghiêng giúp tận dụng tối đa vùng xương phía trước và vùng xương hàm còn chắc chắn.
       
    • Hạn chế phải ghép xương: Với người tiêu xương hàm nặng, các phương pháp thông thường có thể cần phẫu thuật ghép xương, nâng xoang, làm tăng chi phí, thời gian và mức độ phức tạp. Tuy nhiên, kỹ thuật đặt trụ nghiêng giúp né tránh vùng xương yếu và xoang hàm, giảm thiểu tối đa tình trạng ghép xương.    

    • Tăng khả năng chịu lực: Đặt trụ Implant nghiêng giúp tăng diện tích tiếp xúc giữa trụ và xương, phân bố lực nhai đồng đều hơn, giúp hàm răng vững chắc hơn khi ăn nhai, đặc biệt là ở vùng răng hàm – nơi chịu lực nhai chính.

    1.2. Implant All-on-6

    Cấy ghép Implant All-on-6 là phương pháp phục hình toàn hàm cố định trên 6 trụ Implant được đặt vào xương hàm. Đây là giải pháp phù hợp cho những người mất răng toàn hàm nhưng xương hàm yếu hơn bình thường, hoặc đã bị tiêu xương nhiều do mất răng lâu năm. Kỹ thuật này giúp gia tăng độ chắc chắn và phân bổ lực nhai đều hơn so với All-on-4.

    Phân bổ 6 trụ Implant trên xương hàm

    Với kỹ thuật All-on-6, bác sĩ sẽ cấy ghép 6 trụ Implant tại những vị trí chiến lược trên cung hàm để đảm bảo khả năng chịu lực và độ bền vững lâu dài:


    • 4 trụ Implant ở vị trí răng trước: Được đặt ở vùng răng cửa và răng nanh, nơi xương hàm thường còn dày và khỏe nhất, giúp làm trụ đỡ chính cho hàm răng giả bên trên.

    • 2 trụ Implant ở vị trí răng hàm: Được đặt ở hai bên cung hàm, tại vị trí răng hàm lớn, giúp tăng khả năng chịu lực nhai – khu vực vốn là điểm chịu lực chính khi ăn nhai.

    Sự kết hợp giữa các trụ phía trước và phía sau tạo thành khung đỡ vững chắc, giúp hàm răng chịu được lực ăn nhai lớn hơn so với phương pháp All-on-4.

    *Vì sao All-on-6 phù hợp với người có xương hàm yếu?

    Những người bị mất răng lâu năm thường gặp tình trạng tiêu xương hàm, đặc biệt ở vùng răng hàm sau. Khi xương bị tiêu nhiều, mật độ xương giảm sút, việc cắm ít trụ Implant (như All-on-4) có thể khiến hàm răng không đủ độ vững chắc. Phương pháp All-on-6 với số lượng trụ Implant nhiều hơn sẽ giúp:


    • Phân bổ lực nhai đều hơn: 6 trụ Implant được cắm tại nhiều điểm trên cung hàm giúp hàm răng chịu lực đều, giảm áp lực lên từng trụ, tăng độ bền và giảm nguy cơ trụ bị lung lay hoặc đào thải.

    • Tăng độ ổn định: Việc có thêm 2 trụ ở vị trí răng hàm giúp phần hàm giả phía sau được nâng đỡ chắc chắn hơn, hạn chế tình trạng hàm bị lung lay khi nhai mạnh.   

    • Giảm áp lực lên xương hàm yếu: Nếu xương hàm yếu, việc cắm ít trụ sẽ khiến lực nhai dồn nhiều lên từng trụ, dễ gây tiêu xương quanh trụ. Số lượng trụ nhiều hơn giúp chia đều lực, bảo vệ xương hàm tốt hơn.    

    • Hạn chế ghép xương: Trong một số trường hợp, việc cắm 6 trụ có thể giúp bác sĩ lựa chọn những vị trí xương tốt để đặt trụ, tránh vùng tiêu xương nghiêm trọng, từ đó hạn chế can thiệp ghép xương phức tạp.

    3. Quy trình cấy ghép Implant All On?

    Quy trình cấy ghép Implant All-on (bao gồm All-on-4 và All-on-6) là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự chính xác cao từ khâu thăm khám, lập kế hoạch đến phẫu thuật và phục hình răng. Thông thường, quá trình này sẽ trải qua các bước cơ bản như sau:

     

    Bước 1: Thăm khám và chụp phim


    • Bác sĩ sẽ khám tổng quát sức khỏe răng miệng, kiểm tra tình trạng nướu, xương hàm.

    • Chụp phim để đánh giá mật độ xương, cấu trúc xương hàm, vị trí xoang hàm, dây thần kinh.

    • Dựa trên kết quả thăm khám, bác sĩ tư vấn phương pháp phù hợp (All-on-4 hay All-on-6)

    Bước 2: Lập kế hoạch điều trị

    • Bác sĩ sẽ phân tích dữ liệu từ phim chụp để lên kế hoạch cắm trụ Implant chính xác, xác định vị trí và góc độ đặt từng trụ.

    • Đánh giá xem bệnh nhân có cần ghép xương hay nâng xoang không (trong trường hợp tiêu xương quá nặng).

    Bước 3: Tiến hành phẫu thuật cấy ghép Implant

    • Bệnh nhân được vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng và gây tê (hoặc gây mê nhẹ nếu cần) để đảm bảo thoải mái, không đau đớn trong suốt quá trình    

    • Bác sĩ thực hiện đặt 4 hoặc 6 trụ Implant vào vị trí đã định trước:

    • Kiểm tra độ ổn định của trụ Implant, sau đó khâu nướu lại.

    Bước 4: Lắp hàm tạm trên Implant

    • Sau khi cắm trụ xong, nếu trụ Implant đạt độ ổn định tốt, bác sĩ có thể gắn hàm răng tạm cố định ngay trong vòng 24 – 48 giờ.

    • Hàm tạm giúp bệnh nhân có răng để ăn nhai nhẹ nhàng và giao tiếp bình thường trong thời gian chờ Implant tích hợp với xương.

    Bước 5: Chăm sóc và theo dõi

    • Bệnh nhân được hướng dẫn chăm sóc răng miệng tại nhà, chế độ ăn uống phù hợp để giúp vết thương lành nhanh và tránh biến chứng.  

    • Tái khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra tình trạng tích hợp của trụ Implant và điều chỉnh hàm tạm khi cần.

    Bước 6: Lắp hàm răng cố định 

    • Sau khoảng 4 – 6 tháng, khi trụ Implant đã tích hợp hoàn toàn với xương hàm, bác sĩ sẽ lấy dấu hàm lần để chế tác hàm răng sứ hoặc hàm răng trên khung Titanium phù hợp.

    • Tiến hành gắn cố định hàm răng hoàn chỉnh lên trên trụ Implant.

    • Kiểm tra khớp cắn, điều chỉnh để đảm bảo bệnh nhân ăn nhai thoải mái, hàm răng đạt độ thẩm mỹ tự nhiên.

    Mong rằng với thông tin trên của Nha Khoa Ân Tâm sẽ mang lại hữu ích cho bạn và giúp bạn đưa ra những quyết định cho mình!

    Để biết thêm dịch vụ tại Nha Khoa Ân Tâm , quý khách hàng có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0984637127 để được tư vấn.

    Zalo
    Hotline