Khi trên răng xuất hiện những đốm trắng sẽ làm cho thẩm mỹ nụ cười giảm sút, mất đi sự tự tin trong giao tiếp. Tình trạng răng có đốm trắng có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, cụ thể gồm có:
♦ Răng bị nhiễm flour
• Nếu trên bề mặt răng xuất hiện các mảng trắng đục thì rất có thể là do tình trạng dư thừa fluor làm ảnh hưởng đến hình thái của men răng.
• Giai đoạn răng mới nhiễm flour thường không gây các biểu hiện rõ rang. Chỉ khi nhiễm flour nặng hơn sẽ thấy các đốm trắng xuất hiện thành từng mảng trên bề mặt của răng.
• Càng để lâu răng có thể chuyển màu trắng đục gần như hoàn toàn, thậm chí một số vị trí trên răng có thể xuất hiện thêm các đốm nâu trông rất mất thẩm mỹ.
• Nghiêm trọng hơn có thể gây tổn thương, hư hỏng men răng, bề mặt răng sần sùi, xuất hiện nhiều lỗ sâu hỏng. Khi đó răng sẽ trở nên nhạy cảm, dần suy yếu, gãy mẻ, mất đi hình thái ban đầu và khó có thể hồi phục khỏe mạnh được.
♦ Thiếu sản men răng
• Dấu hiệu đặc trưng khi bị thiểu sản men răng đó là bề mặt răng dần bị đổi màu, xuất hiện nhiều đốm trắng đục, đốm vàng, nâu với kích thước lớn nhỏ khác nhau tùy từng tình trạng.
• Các đốm màu sẽ nằm rải rác ở khắp thân răng, men răng có thể bị tổn thương dẫ đến sứt mẻ, xuất hiện các vết rãnh, lõm trên răng. Điều này làm cho răng trở nên nhạy cảm, dễ bị ê buốt mỗi khi ăn uống, nhất là với các món nóng, lạnh hoặc có tính axit.
♦ Sâu răng
Răng có các đốm trắng đục li ti, chấm đen nhỏ có thể là dấu hiệu cho thấy sâu răng đang trong giai đoạn hình thành. Về lâu dài lỗ sâu sẽ hình thành rõ rệt hơn, xuất hiện các lỗ hổng gây đau nhức, ê buốt khi ăn uống.
♦ Tẩy trắng răng tại nhà sai cách
• Nhiều bệnh nhân mong muốn có hàm răng trắng sáng nên thường tìm đến các biện pháp làm trắng tại nhà.
• Tuy nhiên, nếu thực hiện sai cách, không đảm bảo các vấn đề vệ sinh răng miệng sẽ khó có thể đạt được hiệu quả như mong đợi, màu răng không được trắng sáng đều màu, dễ bị loang lỗ hơn trước.
• Nhất là với các trường hợp sử dụng miếng dán tẩy trắng răng không phù hợp, không đảm bảo chất lượng sẽ càng nguy hại hơn. Hậu quả có thể gây bỏng rát, viêm loét nướu, bào mòn men răng, viêm tủy, ê buốt răng dai dẳng,..
♦ Một số nguyên nhân khác
Một số yếu tố khác cũng góp phần tăng nguy cơ khiến men răng bị xỉn màu, loang lỗ đốm trắng như: khô miệng, thường xuyên dùng các đồ ăn nhiều đường, nhiều axit khiến men răng dễ bị bào mòn, vệ sinh răng miệng kém, mắc bệnh trào ngược axit dạ dày, niềng răng bị vôi hóa,..
Răng có đốm trắng cần được điều trị như thế nào?
Thông thường, để loại bỏ các đốm trắng trên răng thì bạn cần đi nha sĩ để được xử lý tốt nhất. Một số phương pháp điều trị có thể được lựa chọn, bao gồm:
♦ Loại bỏ lớp men răng (Microabrasion)
Với kỹ thuật này, nha sĩ sẽ thoa dung dịch axit clohydric trên bề mặt răng và nhẹ nhàng chà xát để loại bỏ một lớp men răng. Điều này cũng có thể giúp loại bỏ các đốm trắng trên răng. Đây là phương pháp không gây đau và không xâm lấn nên thường phù hợp để xử lý các đốm trắng nhỏ hoặc các vấn đề thẩm mỹ nhỏ.
♦ Veneer nha khoa
Dán veneer là một phương pháp thẩm mỹ nha khoa dùng những lớp vỏ mỏng dán lên mặt trước của răng để che đi khuyết điểm và cải thiện vẻ ngoài của răng. Tùy thuộc vào mức độ của các đốm trắng trên răng, nha sĩ có thể cân nhắc đề xuất bạn sử dụng veneer để che giấu các đốm trắng và đảm bảo sự thẩm mỹ.
♦ Tẩy trắng răng
Tẩy trắng răng là một thủ thuật nha khoa giúp cân bằng màu sắc của men răng và giúp răng trắng sáng. Khi răng không còn ố vàng, các đốm trắng trên răng có thể trở nên hài hòa trên bề mặt răng hơn và đảm bảo tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, việc tẩy trắng răng có thể không phù hợp nếu răng có đốm trắng do nhiễm flour nghiêm trọng, bạn đang dùng mão răng, răng ố vàng hoặc hư hỏng nặng,..
♦ Sử dụng đai chống ngáy và hở miệng khi ngủ
Nếu nguyên nhân xuất hiện các mảng trắng là do ngủ ngáy và há miệng, người bệnh có thể sử dụng đai đeo để hạn chế tình trạng này.
Làm sao để phòng ngừa răng nổi đốm trắng?
Để phòng ngừa tình trạng này, bạn đọc có thể:
• Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: tối thiểu mỗi ngày bạn cần phải chải răng ít nhất 2 lần và kết hợp thêm các biện pháp như dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng,.. để đạt hiệu quả sạch tối đa. Với người đang niềng răng, hãy vệ sinh kỹ các vị trí mắc cài và dây cung để ngăn vi khuẩn phát triển.
• Hạn chế các thực phẩm, đồ uống có hại: các loại đồ ăn vặt, đồ uống có gas, nước ngọt,… sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến men răng và sức khỏe nếu sử dụng liên tục với số lượng lớn.
•Tránh xa các chất kích thích: thuốc lá, cà phê, bia rượu,.. có thể làm ảnh hưởng đến men răng.
• Bổ sung đầy đủ dưỡng chất: bạn nên bổ sung đầy đủ các vitamin, canxi, khoáng chất cần thiết cho cơ thể,.. Hình thức bổ sung có thể qua uống trực tiếp hay qua sử dụng các loại thực phẩm giàu dưỡng chất.
• Giáo dục và hướng dẫn: với đối tượng là trẻ nhỏ, ba mẹ cần hỗ trợ trẻ trong quá trình vệ sinh răng miệng cũng như giáo dục cho trẻ để có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng.
• Kiểm tra nguồn nước sử dụng: hãy đảm bảo nguồn nước sử dụng không bị dư thừa flour hoặc lắp máy lọc hiện đại để sử dụng được nước máy, nước giếng.
• Thăm khám bác sĩ định kỳ: định kỳ mỗi 6 tháng/lần là khoảng thời gian bạn cần đến thăm khám tại các địa chỉ nha khoa uy tín. Răng có đốm trắng hay bất kỳ bệnh lý răng miệng nào sẽ được phát hiện sớm và có phương án điều trị kịp thời.
Mong rằng với thông tin trên của Nha Khoa Ân Tâm sẽ mang lại hữu ích cho bạn và giúp bạn đưa ra những quyết định cho mình!
Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ bọc răng sứ mà vẫn chưa biết loại răng sứ phù hợp với mình và chi phí như thế nào thì hãy đến trực tiếp phòng khám của Nha khoa Ân Tâm để được bác sĩ khám và tư vấn miễn phí.
Để biết thêm dịch vụ tại Nha Khoa Ân Tâm, quý khách hàng có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0936.386.052 để được tư vấn.