Nhiều bạn chưa mọc răng khôn nên vẫn chưa biết răng khôn là răng số mấy. Nha khoa Ân Tâm sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này ở nội dung tiếp theo đây.
Răng khôn còn có tên gọi khác là răng số 8. Đây là chiếc răng nằm ở vị trí thứ 8 trên mỗi phần cung hàm. Nó nằm kề răng số 7. Đây là răng thứ 3 và xuất hiện cuối cùng trong nhóm răng cối lớn (răng hàm lớn). Trên mỗi cung hàm, răng số 8 là chiếc răng cuối cùng, nằm sát với vách hàm.
Răng không là những chiếc răng mọc muộn, xuất hiện khi bạn trong độ tuổi từ 18-25. Ở thời điểm này, xương hàm đã phát triển hoàn toàn và chắc chắn. Hơn nữa, những chiếc răng khác đã mọc hết nên thường không đủ chỗ trống để răng số 8 mọc thẳng. Do đó, răng khôn thường phải mọc ngầm, mọc lệch. Từ đó khiến chân răng kề cận và dây thần kinh bị chèn ép. Vì vậy, bạn sẽ thường cảm thấy đau nhức, khó chịu ở vị trí này khi răng mọc. Nhiều trường, răng chỉ nhú một phần ra khỏi lợi, dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng.
Những dấu hiệu nhận biết răng khôn đang mọc
Nếu nhận thấy những dấu hiệu dưới đây, răng số 8 của bạn có thể đang mọc:
• Răng số 7 bị đau nhức khó chịu. Cơn đau không liên tục và có thể kéo dài trong suốt quá trình răng mọc. Thời gian răng số 8 mọc có thể từ 3 đến 5 tháng. Khi răng mọc lệch nhiều, khiến các dây thần kinh bị chèn ép, cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn.
• Nhận thấy vị trí răng mọc bị sưng viêm. Răng số 8 cần xuyên qua bề mặt nướu để xuất hiện. Kẽ hở của nướu lúc này sẽ dễ bị vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm. Vùng lợi ở khu vực này sẽ bị sưng đỏ, gây nhiều cơn đau nhức.
• Không thấy răng xuất hiện nhưng vẫn cảm thấy đau ở vị trí răng số 8. Trường hợp răng không xuất hiện trên cung hàm sẽ khá khó để nhận biết. Khi răng mọc ngầm dưới lợi sẽ tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Răng không chỉ gây ra viêm nhiễm mà còn có thể dẫn đến u nang xương hàm.
Rất ít trường hợp răng khôn mọc thẳng, không gây đau nhức. Khi biết được răng khôn là răng số mấy, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc theo dõi sức khỏe răng miệng. Nếu nhận thấy một trong những dấu hiệu trên, bạn nên đến cơ sở nha khoa càng sớm càng tốt. Sau khi thăm khám, chụp X-quang, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Có nên nhổ răng khôn không?
Theo các bác sĩ nha khoa, người bệnh nên nhổ răng khôn càng sớm càng tốt nếu gặp một trong các trường hợp sau đây:
• Răng mọc lệch gây các biến chứng như : đau nhức dữ dội, nhiễm trùng tái phát, gây u nang và ảnh hưởng đến răng bên cạnh.
• Răng chưa gây biến chứng nhưng giữa răng số 8 và răng bên cạnh xuất hiện khe giắt tích tụ thức ăn thì cần phải nhổ bỏ để ngăn ngừa biến chứng.
• Răng mọc thẳng và đủ chỗ, không bị nướu và xương cản trở nhưng không ăn khớp với răng đối diện, khiến răng số 8 có xu hướng trồi xuống, gây nhồi nhét thức ăn và ảnh hưởng đến nướu.
• Răng có hình dạng bất thường, kích thước nhỏ cũng gây nhồi nhét thức ăn với các răng bên cạnh, theo thời gian dễ gây sâu răng và viêm nha chu.
• Răng số 8 bị sâu răng, viêm nha chu.
• Nhổ răng số 8 khi cần niềng răng, làm răng giả hoặc răng khôn là nguyên nhân gây ra các bệnh toàn thân khác.
Tuy nhiên, nếu răng khôn của bạn nằm trong các trường hợp dưới đây thì không nhất thiết phải nhổ:
• Răng mọc mọc thẳng, không bị kẹt bởi nướu và mô xương, không gây biến chứng.
• Bệnh nhân mắc các bệnh lý khó kiểm soát như tiểu đường, tìm mạch, rối loạn đông cầm máu.
• Răng khôn và cấu trúc giải phẫu quan trọng như dây thần kinh, xoang hàm,… có liên quan trực tiếp với nhau nhưng không thể can thiệp bằng các phương pháp phẫu thuật chuyên biệt.
Chăm sóc sau khi nhổ răng khôn
♦ Chế độ ăn uống
Sau khi tiến hành nhổ răng khôn, bạn chỉ nên ăn những đồ ăn mềm, lỏng và dễ tiêu hóa để hạn chế hoạt động của xương hàm. Bên cạnh đó, bạn không được ăn đồ quá cứng, quá mặn, quá chua hay cay,… Cũng không được uống nước có ga hay các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… trong ít nhất là 3 ngày sau khi nhổ.
Việc chăm sóc vết nhổ đúng cách sẽ giúp khả năng hồi phục nhanh chóng hơn. Những điều bạn cần làm sau khi phẫu thuật răng khôn là:
• Cắn chặt bông gạc tại chỗ sau khi nhổ răng khoảng 30-45 phút. Sau khi hết thuốc tê, bạn sẽ cảm thấy đau và chảy máy từ 1-2 ngày. Má cũng sẽ bị sưng lên và xuất hiện máu tụ tại vị trí nhổ. Hãy dùng túi đá chườm lên má sau khi nhổ răng để giảm đau và sưng.
• Uống thuốc đúng theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để giảm đau. Nếu máu ngay phần răng nhổ vẫn chảy thì hãy dùng gạc vô trùng đặt vào và giữ chặt trong khoảng 15-20 phút để máu đông thành hình.
• Nếu máu vẫn tiếp tục chảy và không có dấu hiệu ngưng thì bạn cần quay lại nha khoa để kiểm tra. Tuyệt đối không súc miệng cho đến khi máu đông thành hình. Bên cạnh đó, không được thọc tay,… vào vết thương nếu không muốn bị nhiễm trùng.
Mong rằng với thông tin trên của Nha Khoa Ân Tâm sẽ mang lại hữu ích cho bạn và giúp bạn đưa ra những quyết định cho mình!
Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ bọc răng sứ mà vẫn chưa biết loại răng sứ phù hợp với mình và chi phí như thế nào thì hãy đến trực tiếp phòng khám của Nha khoa Ân Tâm để được bác sĩ khám và tư vấn miễn phí.
Để biết thêm dịch vụ tại Nha Khoa Ân Tâm, quý khách hàng có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0936.386.052 để được tư vấn.