Vai trò của tủy răng là nuôi dưỡng và dẫn truyền cảm giác cho răng. Khi bị viêm, tủy răng sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ này và gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của răng, tăng nguy cơ viêm mô quanh răng, chân răng, xương hàm,.. Để khắc phục tình trạng này, nha sĩ thường sẽ chỉ định điều trị bảo tồn răng bằng cách loại bỏ hết những tủy răng bị viêm nhiễm.
Khi lấy tủy răng, nha sĩ cần thực hiện cẩn trọng từng bước để đạt được hiệu quả tốt nhất và phòng tránh những biến chứng trong tương lai cho người bệnh.
• Trước tiên, nha sĩ sẽ thăm khám răng, chỉ định chụp X-quang để xác định rõ tình trạng răng miệng của người bệnh trước khi tiến hành điều trị tủy.
• Trước khi điều trị tủy, người bệnh sẽ được gây tê để người bệnh không bị đau đớn trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật. Đây cũng là bước quan trọng vì nếu thuốc gây tê không đủ liều lượng có thể gây mất sức và ảnh hưởng đến cảm giác của cấu trúc thần kinh răng.
• Lấy tủy cho răng: nha sĩ sẽ dùng máy khoan chuyên dụng để tạo ra một lỗ nhỏ trên răng, dẫn đến vị trí buồng tủy và ống tủy. Xác định vị trí chính xác và thực hiện lấy tủy.
• Trám lại răng sau khi lấy tủy để khôi phục hình thái răng, bảo vệ răng không bị vi khuẩn xâm nhập.
Tuổi thọ răng lấy tủy bao lâu?
Nhiều người thắc mắc rằng tuổi thọ răng lấy tủy là bao lâu? Theo thực tế từ nhiều ca chữa viêm tủy, răng sau khi điều trị nếu được chăm sóc và vệ sinh tốt có thể tồn tại được từ 15-25 năm.
Tuy nhiên, bởi vì tủy răng đóng vai trò là đường dẫn truyền dinh dưỡng, đảm bảo răng chắc khỏe. Nên sau khi điều trị, răng lấy tủy thường sẽ yếu hơn so với răng khỏe mạnh và cần có những biện pháp chăm sóc đặc biệt để gia cố sự chắc chắn như bọc răng sứ.
Yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ răng lấy tủy
Tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm cụ thể và nhiều yếu tố khác mà tuổi thọ răng lấy tủy có thể dài hoặc ngắn. Trong đó:
• Tình trạng ban đầu của răng: Tủy răng bị hoại tử nặng hoặc chết tủy, sau khi điều trị sẽ dễ gãy vỡ khi gặp tác động dù không mạnh do không còn tủy để nuôi dưỡng răng nên có thể rút ngắn tuổi thọ răng lấy tủy.
• Kỹ thuật và tay nghề của bác sĩ: Quy trình lấy tủy răng được thực hiện bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ hạn chế được rủi ro cũng như nguy cơ viêm tủy răng tái phát, dảm bảo an toàn cho bệnh nhân và kéo dài tuổi thọ răng lấy tủy.
• Loại vật liệu trám: Sau khi lấy tủy răng, bác sĩ sẽ dùng vật liệu nha khoa để trám bít nhằm ngăn vi khuẩn xâm nhập, chất liệu trám này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ răng sau khi lấy tủy, giúp bảo vệ răng tốt hơn.
• Chế độ chăm sóc sau khi lấy tủy: Việc tuân thủ đúng các hướng dẫn chăm sóc sau khi lấy tủy và thăm khám nha khoa định kỳ các bác sĩ theo dõi được tình trạng cụ thể của răng, kịp thời khắc phục các biến chứng và duy trì tuổi thọ răng lấy tủy.
Tóm lại, tuổi thọ răng lấy tủy và độ cứng chắc của chúng sẽ không bằng so với những răng khỏe mạnh bình thường. Do đó, để bảo tồn răng một cách tối ưu cũng như đảm bảo khả năng ăn nhai, tránh biến chứng,.. bệnh nhân cần chú ý chăm sóc răng sau khi lấy tủy, tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Cách chăm sóc giúp kéo dài tuổi thọ răng lấy tủy
Răng sau khi đã lấy tủy không còn dẻo dai như trước nên muốn kéo dài thời gian tồn tại, bạn nên chú ý các vấn đề ăn uống, vệ sinh răng miệng kỹ càng hơn:
♦ Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng
• Thực hiện chải răng 2 lần/ngày hoặc sau khi ăn 30 phút loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám.
• Sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa flour. Định kỳ 3 tháng nên thay bàn chải 1 lần.
• Dùng chỉ nha khoa hằng ngày giữ cho kẽ răng sạch sẽ, ngăn ngừa sâu kẽ răng, viêm nướu.
• Súc miệng bằng nước súc miệng kháng khuẩn hoặc nước muối sinh lý giúp cho khoang miệng sạch sâu.
♦ Chế độ ăn uống hợp lý:
• Hạn chế ăn thức ăn dai, cứng, thức ăn nhiều đường vì có thể làm hỏng và ảnh hưởng đến tuổi thọ của răng lấy tủy.
• Ưu tiên trái cây, rau xanh và thực phẩm giàu canxi để cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho răng.
• Uống đủ nước mỗi ngày giữ cho khoang miệng đủ độ ẩm cần thiết, tránh tình trạng khô miệng.
♦ Tránh thói quen có hại:
• Không hút thuốc lá vì thuốc lá tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh nướu răng, giảm tuổi thọ răng chữa tủy.
• Nếu có tật nghiến răng khi cần đeo máng chống nghiến.
• Tránh dùng răng cắn móng tay, nhai đá hoặc cạy mở nắp chai.
♦ Khám nha khoa định kỳ:
• Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần giúp bác sĩ theo dõi được tình trạng của chiếc răng lấy tủy, phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng có thể xảy ra.
• Cạo vôi răng loại bỏ tác nhân gây ra các bệnh về nướu răng, duy trì sức khỏe răng miệng tốt nhất.
Mong rằng với thông tin trên của Nha Khoa Ân Tâm sẽ mang lại hữu ích cho bạn và giúp bạn đưa ra những quyết định cho mình!
Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ bọc răng sứ mà vẫn chưa biết loại răng sứ phù hợp với mình và chi phí như thế nào thì hãy đến trực tiếp phòng khám của Nha khoa Ân Tâm để được bác sĩ khám và tư vấn miễn phí.
Để biết thêm dịch vụ tại Nha Khoa Ân Tâm, quý khách hàng có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0936.386.052 để được tư vấn.